Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 11 Chân trời bài 19 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lãnh thổ trên đất liền của Liên bang Nga kéo dài từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ:

  • A. 169°B
  • B. 169°Đ
  • C. 169°N
  • D. 169°T 

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu Liên bang Nga?

  • A. Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa nhưng phía đông ôn hoà hơn phía tây. 
  • B. Vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm.
  • C. Ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa. 
  • D. Một bộ phận lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt. 

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về dân cư nước Nga?

  • A. Dân số của nước Nga năm 2022 ước tính là gần 150 triệu người.
  • B. Những năm gần đây, số dân của Liên bang Nga tăng chậm, thậm chí có giai đoạn giảm do tỉ lệ sinh giảm mạnh và một phần do người Nga di cư ra nước ngoài. Đây là vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển của quốc gia này.
  • C. Liên bang Nga có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng.
  • D. Mật độ dân số trung bình rất thấp, chưa đến 9 người/km2 (năm 2020), dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở phần lãnh thổ thuộc Bắc Á và Tây Siberia, tại các vùng khác, dân cư rất thưa thớt.  

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về địa hình của Liên bang Nga?

  • A. Đồng bằng Đông Âu gồm các vùng đất cao hoặc đổi thoải xen với các vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.
  • B. Đồng bằng Tây Siberia là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới – loại đất thích hợp để trồng trọt. 
  • C. Dãy núi Ural là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1.000 m, nằm ở vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Siberia, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.
  • D. Phía đông là vùng núi Nam Siberia với địa hình cao đồng đều, có các dãy núi cao ở phía đông và nam như dãy Verkhoyansk, dãy Sayan,...

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày những đặc điểm nổi bật của sinh vật và khoáng sản ở Liên Bang Nga.

Câu 2 (2 điểm): Tại sao dân cư Liên bang Nga tập trung đông chủ yếu ở vùng ở vùng Đồng bằng Đông Âu còn dân cư phân bố ở phần lãnh thổ phía Bắc, Tây lại thưa thớt?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

D

D

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm): 

  • Những đặc điểm nổi bật của sinh vật ở Liên Bang Nga:
    • Rừng tai-ga (rừng lá kim) chiếm gần 1/2 diện tích đất nước, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, sơn dương, gấu, cú, đại bàng.... và đặc biệt là thủ có lông quý.
    • Liên bang Nga còn có vùng thảo nguyên rộng lớn, thuận lợi phát triển các hoạt động chăn nuôi
  • Những đặc điểm nổi bật của khoáng sản ở Liên Bang Nga:
    • Liên bang Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều loại như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, thiếc, bô-xít, kim cương.
    • Trong đó, nhiều khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới

Câu 2 (2 điểm): 

* Dân cư Liên bang Nga tập trung đông chủ yếu ở vùng ở vùng Đồng bằng Đông Âu còn dân cư phân bố ở phần lãnh thổ phía Bắc, Tây lại thưa thớt là do:

  • Vùng Đồng bằng Đông Âu là khu vực có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú - sinh hoạt, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga,...
  • Phần lãnh thổ phía Bắc, Tây của Liên Bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt, địa hình núi cao,… nên khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác