Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?

  • A. Ph. Garnier
  • B. Espe’rance
  • C. Christian de Castries
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?

  • A. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
  • B. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
  • D. Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ

Câu 3: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  • A. Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
  • B. Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.
  • C. Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?

  • A. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 
  • B. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây. 
  • C. Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
  • D. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.

Câu 2. Đoạn tư liệu dưới đây, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ tới”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử VN, Tập II, Sđd, tr. 44)


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

A

C

Tự luận: 

Câu 1:

- Nguyễn Trường Tộ: đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục. 

- Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền: đề nghị mở cửa biển Trà Lý, đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

- Viện Thương Bạc: đề nghị mở ba cửa biển miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương. 

- Nguyễn Lộ Trạch: đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 2: Việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp cho thấy sự hoang mang và dao động vô căn cứ của triều đình, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi với nhân dân ta. 

Với nội dung của hiệp ước này, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời lại tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác