Đề kiểm tra Địa lí 11 Cánh diều bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 11 cánh diều bài 22 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hồ lớn nhất ở Nhật Bản là:

  • A. Hồ Shinano
  • B. Hồ Tone
  • C. Hồ Biwa
  • D. Hồ Stuki

Câu 2: Cơ cấu dân số già, tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở mức âm gây ra vấn đề gì cho Nhật Bản?

  • A. Không gây ra vấn đề gì
  • B. Tạo sức ép lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, tăng chi phí an sinh xã hội
  • C. Người dân thất nghiệp, phải đi làm trái ngành nghề.
  • D. Cả B và C.

Câu 3: Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình:

  • A. Đồi núi cao
  • B. Đồi núi thấp
  • C. Cao nguyên
  • D. Đồng bằng

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về địa hình của Nhật Bản?

  • A. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Honshu
  • B. Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương, trong đó lớn nhất là đồng bằng Kanto nằm trên đảo Hokkaido
  • C. Nhìn chung, địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải.
  • D. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nền Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,...

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên biển ở Nhật Bản?

  • A. Các vùng biển của Nhật Bản đều nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa. 
  • B. Với đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú tạo thuận lợi cho Nhật Bản phát triển các ngành kinh tế biển. Giao thông vận tải biển phát triển với nhiều cảng biển lớn như Nagano, Saitama, Gunma,… 
  • C. Vùng biển xung quanh Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường cá lớn, tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích,...). 
  • D. Dọc bờ biển Nhật Bản có nhiều bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, vùng biển của Nhật Bản cũng gặp nhiều thiên tai (bão, sóng thần,...), gây thiệt hại cho đời sống và phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về văn hoá Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản có nền văn hoá hiện đại, trẻ trung, hội tụ tinh hoa của thế giới. 
  • B. Những nét văn hoá truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản như trà đạo, thư pháp, đấu vật Sumo, trang phục truyền thống Kimono, ẩm thực,... 
  • C. Nhật Bản có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước. 
  • D. Những nét văn hoá tiêu biểu là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về dân cư của Nhật Bản?

  • A. Về thành phần dân cư, người gốc Nhật Bản chỉ chiếm 48% số dân, còn lại là người dân tộc Hoa, Hàn, Nga, Mông Cổ và người nhập cư.
  • B. Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản cao (338 người/km2 năm 2020), phân bố chủ yếu ở các thành phố và vùng đồng bằng ven biển. 
  • C. Các thành phố lớn có mật độ dân số rất cao như Tokyo, Osaka, Nagoya, trong khi đảo Hokkaido có mật độ dân số chỉ khoảng 66 người/km2.
  • D. Nhật Bản có mức độ đô thị hoá cao, với 92% số dân sống trong các đô thị (năm 2020). 

Câu 8: Câu nào sau đây đúng về sự tiếp giáp của Nhật Bản?

  • A. Phía đông giáp Biển Đông
  • B. Phía nam giáp Ấn Độ Dương
  • C. Phía tây giáp Triều Tiên và Hàn Quốc
  • D. Phía bắc giáp biển Okhotsk

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là một quốc gia quần đảo nằm trên Thái Bình Dương
  • B. Nhật Bản nằm ở phía đông của châu Á. 
  • C. Lãnh thổ Nhật Bản kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°N đến vĩ độ 45°N
  • D. Lãnh thổ Nhật Bản kéo dài từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

Câu 10: Lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên: 

  • A. Thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần
  • B. Người Nhật Bản có nhiều phẩm chất đáng quý như cần cù, chăm chỉ, tự lập, kỷ luật cao.
  • C. Kinh tế Nhật Bản lúc nào cũng phát triển rực cháy.
  • D. Tất cả các đáp án trên.
 

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây đúng về sự tiếp giáp của Nhật Bản?

  • A. Phía đông giáp Biển Đông
  • B. Phía nam giáp Ấn Độ Dương
  • C. Phía tây giáp Triều Tiên và Hàn Quốc
  • D. Phía bắc giáp biển Okhotsk

Câu 2: Đâu không phải một đảo lớn của Nhật Bản?

  • A. Fukushima
  • B. Hokkaido
  • C. Honshu
  • D. Shikoku

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng Đông Âu của nước Nga?

  • A. Địa hình tương đối cao, xen lẫn đồi thấp.
  • B. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.
  • C. Phần phía bắc đồng bằng chủ yếu là đầm lầy.
  • D. Là nơi tập trung dân cư và các thành phố.

Câu 4: Đồng bằng Tây Xi-bia là nơi

  • A. chủ yếu là đầm lầy.
  • B. có nhiều than, quặng sắt.
  • C. trồng nhiều cây lương thực.
  • D. là nơi chăn nuôi chính

Câu 5: Lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên: 

  • A. Thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần
  • B. Người Nhật Bản có nhiều phẩm chất đáng quý như cần cù, chăm chỉ, tự lập, kỷ luật cao.
  • C. Kinh tế Nhật Bản lúc nào cũng phát triển rực cháy.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Dân số của Nhật Bản năm 2020 là khoảng:

  • A. 76 triệu người
  • B. 126 triệu người
  • C. 204 triệu người
  • D. 320 triệu người

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về dân cư của Nhật Bản?

  • A. Về thành phần dân cư, người gốc Nhật Bản chỉ chiếm 48% số dân, còn lại là người dân tộc Hoa, Hàn, Nga, Mông Cổ và người nhập cư.
  • B. Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản cao (338 người/km2 năm 2020), phân bố chủ yếu ở các thành phố và vùng đồng bằng ven biển. 
  • C. Các thành phố lớn có mật độ dân số rất cao như Tokyo, Osaka, Nagoya, trong khi đảo Hokkaido có mật độ dân số chỉ khoảng 66 người/km2.
  • D. Nhật Bản có mức độ đô thị hoá cao, với 92% số dân sống trong các đô thị (năm 2020). 

Câu 8: Điểm khác của đồng bằng Tây Xi-bia với đồng bằng Đông Âu là

  • A. đất đai màu mỡ, thuận lợi cho trồng cây lương thực.
  • B. là nơi dân cư tập trung đông đúc và có nhiều thành phố.
  • C. địa hình tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ.
  • D. tập trung nhiều khoáng sản; đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về sông ngòi của Nhật Bản?

  • A. Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. 
  • B. Hầu hết các sông chảy theo hướng đông bắc – tây nam, có lưu lượng nước nhỏ, dòng chảy chậm. 
  • C. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ nước mưa và tuyết tan. 
  • D. Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa. 

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về tài nguyên sinh vật ở Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản có diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,4% (năm 2020). 
  • B. Rừng nhiệt đới tập trung ở vùng phía bắc còn rừng lá kim tập trung ở vùng phía nam.
  • C.Tài nguyên rừng lớn là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành lâm nghiệp. 
  • D. Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch. 
 

ĐỀ SỐ 3

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí của Nhật Bản

Câu 2 (4 điểm): Phân tích những ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này

ĐỀ SỐ 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của Nhật Bản

Câu 2 (4 điểm): Với đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy, Nhật Bản đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội?

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây đúng về tài nguyên khoáng sản của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là nước giàu tài nguyên khoáng sản. 
  • B. Khoáng sản của Nhật Bản chỉ có một số loại như than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, vàng,... với trữ lượng không đáng kể, phân bố tập trung chủ yếu ở hai đảo lớn là Honshu và Hokkaido. 
  • C. Xuất khẩu khoáng sản đã qua tinh chế là một ngành kinh tế mũi nhọn của Nhật Bản.
  • D. Tất cả các đáp án trên.  

Câu 2: Nhật Bản có diện tích đất gần:

  • A. 37 800 $km^2$
  • B. 378 000 $km^2$
  • C. 3 780 000 $km^2$
  • D. 37 800 000 $km^2$

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29 000 km, bị cắt xẻ mạnh nên có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển.
  • B. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hoá khá đa dạng.
  • C. Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển song cũng khiến Nhật Bản dễ bị tấn công bởi các thế lực thù địch trong khi các nước khác không hay biết.
  • D. Do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn 

Câu 4: Ngọn núi cao nhất Nhật Bản là: 

  • A. Núi Phú Sĩ
  • B. Núi Tate
  • C. Núi Kita
  • D. Núi Haku

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu những nét đặc trưng về sông, hồ của Nhật Bản

Câu 2 (2 điểm): Với đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy, Nhật Bản đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội?

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quần đảo Nhật Bản có hình dạng gì?

  • A. Hình chữ S
  • B. Hình tròn 
  • C. Hình núi lửa
  • D. Hình vòng cung 

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là một quốc gia quần đảo nằm trên Thái Bình Dương
  • B. Nhật Bản nằm ở phía đông của châu Á. 
  • C. Lãnh thổ Nhật Bản kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°N đến vĩ độ 45°N
  • B. Lãnh thổ Nhật Bản kéo dài từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ. 

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu của Nhật Bản?

  • A. Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn. 
  • B. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp. 
  • C. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão. 
  • D. Sự phân hoá của khí hậu khiến cho người Nhật không thể tập trung vào một loại cây trồng nhất định, gây ra khó khăn cho việc canh tác và bắt buộc phải áp dụng công nghệ hiện đại để duy trì đủ sản lượng cung cấp cho đất nước. 

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về xã hội Nhật Bản?

  • A. Người Nhật Bản có đặc điểm chăm chỉ, có tinh thần tập thể, ý thức tự giác và kỉ luật trong công việc. 
  • B. Nhật Bản là một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, tỉ lệ người biết chữ xấp xỉ 100%, khoảng 50% số học sinh phổ thông tiếp tục học lên bậc Đại học, người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. 
  • C. Người dân Nhật Bản có mức sống cao, GNI/người khoảng hơn 140 000 USD/năm (năm 2020), HDI thuộc nhóm rất cao (9.89 năm 2020), hệ thống y tế rất phát triển, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc đối với mọi người dân. 
  • D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình của người Nhật thuộc loại cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu những nét đặc trưng về khí hậu của Nhật Bản

Câu 2 (2 điểm): Với đặc điểm điều kiện tự nhiên như vậy, Nhật Bản đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 11 cánh diều bài 22 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản, đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 cánh diều, đề thi địa lí 11 cánh diều bài 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác