Đề kiểm tra Địa lí 11 Cánh diều bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 11 cánh diều bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên:

  • A. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
  • B. Một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu
  • C. Hệ thống các công ty đa quốc gia.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về

  • A. kinh tế 
  • B. văn hóa
  • C. khoa học
  • D. chính trị

Câu 3: Các nước nhận đầu tư có cơ hội để

  • A. tận dụng các lợi thế tài nguyên
  • B. sử dụng đất đai, lao động giá rẻ
  • C. thu hút vốn, tiếp thu công nghệ
  • D. sử dụng ưu thế thị trường tại chỗ

Câu 4: Đâu không phải một tiêu chuẩn phổ biến cho thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Tiêu chuẩn quản lí chất lượng
  • B. Tiêu chuẩn quản lí môi trường
  • C. Tiêu chuẩn quản lí năng lượng
  • D. Tiêu chuẩn chính trị trong sạch

Câu 5: Đâu là một biểu hiện về thương mại thế giới của toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • B. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng chậm và luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • C. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • D. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các vấn đề văn hoá – xã hội ở mỗi quốc gia.

Câu 6: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là

  • A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới 
  • B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ
  • C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn
  • D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng

Câu 7: Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc:

  • A. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan
  • B. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử
  • C. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước
  • D. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước và của các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Câu 8: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về

  • A. sản xuất, thương mại, tài chính.
  • B. thương mại, tài chính, giáo dục.
  • C. tài chính, giáo dục và chính trị.
  • D. giáo dục, chính trị và sản xuất.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lí quá trình, cung cấp dịch vụ,... ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia, tuy vậy trên phạm vi toàn cầu thì còn hạn chế.
  • B. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu.
  • C. Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển. 
  • D. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không đúng về toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Thương mại thế giới phát triển
  • B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
  • C. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia
  • D. Giảm thiểu và tự do hoá các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về các công ty đa quốc gia?

  • A. Các công ty đa quốc gia là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
  • B. Số lượng các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng lên, chiếm thị phần ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới. Tính đến năm 2020, có khoảng 800 nghìn công ty đa quốc gia với hơn 5 triệu chi nhánh trên toàn cầu.
  • C. Các công ty đa quốc gia có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động.
  • D. Hoạt động xuyên suốt giữa các công ty có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu.

Câu 2: Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?

  • A. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
  • B. nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục 
  • C. văn hóa, giáo dục, công nghiệp
  • D. du lịch, công nghiệp, giáo dục

Câu 3: Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là

  • A. trao đổi học sinh, sinh viên thuận lợi giữa nhiều nước.
  • B. tăng cường hợp tác về văn hóá, văn nghệ và giáo dục.
  • C. đầy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
  • D. đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng giữa các nước.

Câu 4: Toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính không được biểu hiện qua nội dung nào?

  • A. Đồng tiền USD là có thứ bậc cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến các đồng tiền khác và các vấn đề tài chính thế giới.
  • B. Tự do hoá lãi suất
  • C. Tự do hoá tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới
  • D. Tự do hoá việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về hệ quả của khu vực hoá kinh tế?

  • A. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau. 
  • B. Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được bảo đảm trong các tổ chức khu vực. 
  • C. Khu vực hoá kinh tế thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, là nền tảng cho quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới. 
  • D. Xu hướng khu vực hoá kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề như tính tự chủ về kinh tế, vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,...

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?

  • A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  • B. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
  • C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
  • D. Các tổ chức liên kết kinh tế ra đời.

Câu 7: Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là

  • A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.
  • B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
  • C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng rất lớn.
  • D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rất rộng.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti xuyên quốc gia?

  • A. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.
  • B. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn.
  • C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  • D. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước.

Câu 9: Khu vực hoá kinh tế là gì?

  • A. Là việc đặt nặng vấn đề kinh tế lên hàng đầu ở một khu vực theo chỉ đạo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà về kinh tế trên thế giới.
  • B. Là việc những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển sẽ liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
  • C. Là việc tập trung sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm nào đó ở một khu vực nhất định nhằm tạo ra một lượng lớn hàng hoá và hỗ trợ cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Sự phát triển của thương mại thế giới là động lực chính của

  • A. thay đổi cơ cấu ngành sản xuất.
  • B. tăng trưởng kinh tế các quốc gia.
  • C. phân bố sản xuất trong một nước.
  • D. tăng năng suất lao động cá nhân.

ĐỀ SỐ 3

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Nêu những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Câu 2 (4 điểm): Chọn một tổ chức kinh tế toàn cầu hoặc một tổ chức liên kết khu vực và trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức đó.

ĐỀ SỐ 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

Câu 2 (4 điểm): Lấy một ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Quá trình toàn cầu hoá hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế song lại thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu.
  • B. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
  • C. Toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ sở vững chắc cho các công ty, tập đoàn lớn; kìm hãm ảnh hưởng của các công ty nhỏ.
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là kiểu liên kết nào?

  • A. Liên kết tam giác phát triển
  • B. Liên kết khu vực
  • C. Liên kết liên khu vực
  • D. Liên kết xuyên đại dương

Câu 3: Đâu không phải một liên kết khu vực?

  • A. Liên minh châu Âu (EU)
  • B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
  • C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA)
  • D. Liên minh Nam Mỹ (SAU) 

Câu 4: Dưới đây là những ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với các nước trên thế giới. Ý nào không đúng?

  • A. Toàn cầu hoá kinh tế mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng hạn chế đi nhiều thách thức mà các nước phải đối mặt. 
  • B. Toàn cầu hoá kinh tế làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như vốn đầu tư, khoa học – công nghệ, thị trường,...
  • C. Toàn cầu hoá kinh tế đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ phát triển kinh tế. 
  • D. Các vấn đề xã hội và môi trường như chênh lệch giàu nghèo, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

Câu 2 (2 điểm): Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo?

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một liên kết tam giác phát triển?

  • A. Tam giác tăng trưởng Indonesia – Malaysia – Việt Nam (IMV-GT)
  • B. Tam giác biển Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc (JKC)
  • C. Liên kết vùng Mass Rhein giữa Bỉ - Đức – Hà Lan (EMR)
  • D. Liên kết vùng Caribbean giữa Mexico – Haiti – Cuba 

Câu 2: Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của tổ chức nào đã thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động?

  • A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
  • B. Tổ chức Bình đẳng thương mại (OTJ) 
  • C. Tổ chức Tự do thương mại (FTO)
  • D. Tổ chức Hợp tác và phát triển toàn cầu (OGCD)

Câu 3: Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế là:

  • A. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo nên sự tự chủ trong sản xuất và liên kết hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia và các công ty lớn.
  • B. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
  • C. Việc đưa tất cả các nước trên thế giới vào làm kinh tế, không để cho mỗi quốc gia hoạt động theo các chính sách của riêng mình, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
  • D. Việc tạo nên sự công bằng và thúc đẩy lẫn nhau trong hoạt động kinh tế giữa các nước.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về biểu hiện của khu vực hoá kinh tế?

  • A. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau. 
  • B. Mỗi quốc gia chỉ được phép là thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế.
  • C. Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,... được kí kết. 
  • D. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng tăng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày khái niệm và những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

Câu 2 (2 điểm): Phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 11 cánh diều bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 cánh diều, đề thi địa lí 11 cánh diều bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác