Đề số 1: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên:

  • A. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
  • B. Một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu
  • C. Hệ thống các công ty đa quốc gia.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về

  • A. kinh tế 
  • B. văn hóa
  • C. khoa học
  • D. chính trị

Câu 3: Các nước nhận đầu tư có cơ hội để

  • A. tận dụng các lợi thế tài nguyên
  • B. sử dụng đất đai, lao động giá rẻ
  • C. thu hút vốn, tiếp thu công nghệ
  • D. sử dụng ưu thế thị trường tại chỗ

Câu 4: Đâu không phải một tiêu chuẩn phổ biến cho thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Tiêu chuẩn quản lí chất lượng
  • B. Tiêu chuẩn quản lí môi trường
  • C. Tiêu chuẩn quản lí năng lượng
  • D. Tiêu chuẩn chính trị trong sạch

Câu 5: Đâu là một biểu hiện về thương mại thế giới của toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • B. Tốc độ tăng trưởng của thương mại tăng chậm và luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • C. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • D. Thương mại thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các vấn đề văn hoá – xã hội ở mỗi quốc gia.

Câu 6: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là

  • A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới 
  • B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ
  • C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn
  • D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng

Câu 7: Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc:

  • A. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan
  • B. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử
  • C. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước
  • D. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước và của các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Câu 8: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về

  • A. sản xuất, thương mại, tài chính.
  • B. thương mại, tài chính, giáo dục.
  • C. tài chính, giáo dục và chính trị.
  • D. giáo dục, chính trị và sản xuất.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lí quá trình, cung cấp dịch vụ,... ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia, tuy vậy trên phạm vi toàn cầu thì còn hạn chế.
  • B. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu.
  • C. Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển. 
  • D. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không đúng về toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Thương mại thế giới phát triển
  • B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
  • C. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia
  • D. Giảm thiểu và tự do hoá các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

A

A

D


Bình luận

Giải bài tập những môn khác