Đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực từ năm

  • A. 2009.
  • B. 1999.
  • C. 1983.
  • D. 1993.

Câu 2. Đông Nam Á biển đảo chủ yếu có khí hậu

  • A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
  • B. cận xích đạo, xích đạo.
  • C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa.
  • D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới.

Câu 3. Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại

  • A. Thái Lan.
  • B. Xin-ga-po.
  • C. Phi-lip-pin.
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 4. Vị trí địa lí Tây Nam Á án ngữ đường biển quốc tế từ

  • A. Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương.
  • B. Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương.
  • C. Ấn Độ Dương sang Nam Đại Dương.
  • D. Nam Đại Dương sang Thái Bình Dương.

Câu 5. Cơ quan nào sau đây bổ nhiệm Ủy ban châu Âu?

  • A. Nghị viện châu Âu.
  • B. Hội đồng châu Âu.
  • C. Hội đồng bộ trưởng EU.
  • D. Chính quyền các quốc gia.

Câu 6. Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa có

  • A. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
  • B. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng.
  • C. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa.
  • D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

Câu 7. Năm 1984, quốc gia nào chính thức gia nhập ASEAN?

  • A. Bru-nây.
  • B. Mi-an-ma.
  • C. Ti-mo Lét-xtê.
  • D. Xin-ga-po.

Câu 8. Cảnh quan điển hình ở Tây Nam Á là

  • A. rừng thưa rụng lá và rừng rậm.
  • B. hoang mạc và bán hoang mạc.
  • C. đồng cỏ và các xavan cây bụi.
  • D. cây bụi lá cứng và thảo nguyên.

Câu 9. Sân bay vũ trụ của EU đặt tại

  • A. Pháp.
  • B. Đức.
  • C. Bỉ.
  • D. Hà Lan.

Câu 10. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của khu vực Đông Nam Á khoảng

  • A. 145 người/km2
  • B. 146 người/km2.           
  • C. 147 người/km2.
  • D. 148 người/km2.

Câu 11. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực viết tắt là

  • A. AEC.
  • B. AFTA.
  • C. RCEP.
  • D. ATISA.

Câu 12. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Tây Nam Á năm 2020 khoảng

  • A. 1,5%.
  • B. 1,6%.
  • C. 1,7%.
  • D. 1,8%.

Câu 13. Ngày 31/12/2020, sau nhiều thỏa thuận,quốc gia nào đã chính thức rời khỏi EU?

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Đức.
  • D. Áo.

Câu 14. Điều kiện thuận lợi chủ yếu nhất ở Đông Nam Á để trồng cây lúa nước là

  • A. nền nhiệt quanh năm cao, nhiều nước, độ ấm dồi dào; đất phù sa.
  • B. có hai mùa mưa, khô; đủ nước tưới tiêu, nền nhiệt cao; đất feralit.
  • C. có một mùa đông lạnh; nền nhiệt cao, đủ nước tưới tiêu; đất phù sa.
  • D. nền nhiệt quanh năm cao; đất feralit có diện tích rộng, đủ nước tưới.

Câu 15. Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31 được tổ chức ở

  • A. Thái Lan.
  • B. Việt Nam.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Lào.

Câu 16. Hai sông lớn nhất khu vực Tây Nam Á là

  • A. Ti-grơ và Ơ-phrát.
  • B. Ơ-phrát và Công-gô.
  • C. Ti-grơ và A-ma-dôn.
  • D. Ơ-phrát và Mê công.

Câu 17. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tác dụng của việc sử dụng đồng tiền chung của EU?

1) Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

2) Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước.

3) Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao nguồn vốn trong EU.

4) Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp đa quốc gia.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi của Đông Nam Á?

  • A. Chăn nuôi trở thành ngành chính.
  • B. Đông Nam Á nuôi nhiều gia cầm.
  • C. Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng.
  • D. Trâu có nhiều ở nơi trồng lúa nước.

Câu 19. Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của một số nước Đông Nam Á hiện nay?

  • A. Ô nhiễm môi trường.
  • B. Mất ổn định xã hội.
  • C. Phân hóa giàu nghèo.
  • D. Lao động thất nghiệp.

Câu 20. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là

  • A. giải quyết vấn đề nước tưới.
  • B. tạo giống mới năng suất cao.
  • C. cải tạo đất trồng tăng độ phì.
  • D. chống xói mòn bạc màu đất.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích vì sao tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng, mang lại nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội, nhưng cũng gặp không ít khó khăn?

Câu 2 (2 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á so với thế giới năm 2020

(Đơn vị: %)

Quốc giaTỉ trọng trữ lượng dầu mỏ so với thế giớiQuốc giaTỉ trọng trữ lượng dầu mỏ so với thế giới
A-rập Xê-út17,2Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất5,6
I-ran9,1Ca-ta1,5
I-rắc8,4Ô-man0,3
Cô-oét5,9Y-ê-men0,2

(Nguồn: BP, 2022)

a) Dựa vào bảng trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á so với thế giới năm 2020.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét về tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á so với thế giới năm 2020.

Câu 3 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc thống nhất của ASEAN”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

C

A

B

B

A

A

B

A

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

C

B

A

D

B

A

D

A

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng, mang lại nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội, nhưng cũng gặp không ít khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (đặc biệt là đất đỏ ba-dan, đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực, trừ Lào thì các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

+ Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên; là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Đông Nam Á có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng; diện tích rừng lớn, chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và nhiệt đới ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy sản và du lịch…

- Khó khăn:

+ Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, núi lửa, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần…

+ Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.

+ Ô nhiễm môi trường - vấn đề nghiêm trọng của các nước ASEAN: lượng chất thải, khí thải, nước thải, rác thải ngày càng gia tăng trong khi khả năng xử lí chất thải của khu vực còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu vực.

+ Biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên khiến cho diện tích đất liền của các quốc gia ven biển bị thu hẹp lại, đe dọa đến nguồn cung cấp nước ngọt cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất…

Câu 2:

a)

Biểu đồ tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á so với thế giới năm 2020

Biểu đồ tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á so với thế giới năm 2020

b) Tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ của các quốc gia trên khu vực Tây Nam Á năm 2020 chiếm 48,2% trữ lượng dầu mỏ của thế giới, đứng đầu thế giới.

- A-rập Xê-út chiếm tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ cao nhất khoảng 17,2%, trong khi đó I-ran đứng vị trí thứ hai chỉ đạt khoảng 9,1%, cao hơn 8,1%.

- Tỉ trọng trữ lượng dầu mỏ thấp nhất trong khu vực Tây Nam Á là hai nước Ô-man và Y-ê-đen với tỉ trọng lần lượt là 0,3% và 0,2%.

 → Nhìn chung dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á. Là khu vực cung cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất cho toàn thế giới, kinh tế các quốc gia Tây Nam Á chủ yếu thu lợi nhuận từ dầu mỏ. Tuy nhiên, cũng vì lí do này mà khu vực Tây Nam Á trở thành mục tiêu cạnh tranh của nhiều cường quốc trong thời gian dài, là một trong những điểm nóng của thế giới.

Câu 3:

Em đồng ý với ý kiến trên vì:

- Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Khi giữ chức Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mở rộng thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) bằng việc thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ.

- Việt Nam cũng đóng góp trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực

- Năm 2020, với những thách thức to lớn của đại dịch COVID-19 nhưng dưới sự chủ trì của Việt Nam, ASEAN đã tổ chức một loạt hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận cách ứng phó với dịch, như tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao ASEAN 36 và ASEAN 37.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Địa lí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác