Đề kiểm tra Địa lí 11 Cánh diều bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 11 cánh diều bài 25 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dân tộc Hán chiếm bao nhiêu % dân số Trung Quốc?

  • A. Trên 40%
  • B. Trên 55%
  • C. Trên 70%
  • D. Trên 90%

Câu 2: Tỉ lệ gia tăng dân số thấp trong những năm gần đây của Trung Quốc là:

  • A. Kết quả của việc thực hiện chính sách dân số
  • B. Hậu quả của việc cấm người nước ngoài nhập cư.
  • C. Thành công của việc người dân hiểu ra rằng đẻ nhiều không để làm gì
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào sau đây không về sông/hồ của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có nhiều sông và hồ lớn, phần lớn các sông đều bắt nguồn từ miền núi phía bắc và chảy ra các biển ở phía đông như Tùng Hoa, Giang Tô, Mê Công,..
  • B. Ở miền Tây, các sông có giá trị lớn về thuỷ điện
  • C. Ở miền Đông, sông có nhiều giá trị về thuỷ lợi, cung cấp nước cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển giao thông, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
  • D. Trung Quốc có nhiều hồ tự nhiên, tạo nên phong cảnh đẹp như hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), Thái Hồ (tỉnh Giang Tô),... Các hồ không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn giúp phát triển du lịch ở các địa phương.

Câu 4: Các đồng bằng của Trung Quốc theo thứ tự từ bắc xuống nam là

  • A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  • B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc.
  • C. Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc.
  • D. Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tương phản của thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

  • A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở phía đông; núi cao, cao nguyên đồ sộ ở phía tây.
  • B. Thượng nguồn sông ở phía đông dốc, hẹp; hạ lưu ở phía đông thoải, lòng rộng.
  • C. Miền Tây nhiều rừng, đồng cỏ; miền Đông có đất đai phù sa màu mỡ, nhiều lụt.
  • D. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, miền Đông khí hậu hải dương ôn hoa.

Câu 6: Đặc điểm của các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc không phải là

  • A. các châu thổ rộng, đất đai màu mỡ.
  • B. có nguồn gốc hình thành từ biển.
  • C. gắn liền với một con sông lớn.
  • D. có địa hình thấp trũng, đầm lầy.

Câu 7: Đồng bằng thường bị ngập lụt lớn nhất ở Trung Quốc là

  • A. Hoa Bắc.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Hoa Nam.
  • D. Hoa Trung.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về xã hội Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có nền văn hoá lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận. 
  • B. Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%. Chính phủ Trung Quốc chú trọng đào tạo lao động, đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ, cải cách tiền lương.
  • C. Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0.964) và GNI/người là 30 530 USD (năm 2020).
  • D. Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã, góp phần xây dựng nông thôn mới, làm phong phú thị trường hàng hoá và tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.

Câu 9: Câu nào sau sau đây không đúng về tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng hàng đầu thế giới, có giá trị cao trong công nghiệp.
  • B. Mốt số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Trung Quốc là: than (3 500 tỉ tấn), dầu mỏ (6 tỉ tấn), khí tự nhiên (2000 tỉ m3), quặng sắt (15 tỉ tấn). 
  • C. Các mỏ kim loại màu rất phong phú như đồng, chì, kẽm, bauxite, thiếc, wolfram,... 
  • D. Trung Quốc có các mỏ muối kali, photphat, graphit và nhiều vùng núi đá vôi.

Câu 10: Phía đông Trung Quốc là vùng biển hướng ra:

  • A. Thái Bình Dương
  • B. Đại Tây Dương
  • C. Bắc Băng Dương
  • D. Ấn Độ Dương
 

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trung Quốc có diện tích đất khoảng:

  • A. 4.8 triệu $km^2$
  • B. 9.6 triệu $km^2$
  • C. 14.4 triệu $km^2$
  • D. 19.2 triệu $km^2$

Câu 2: Các kiểu khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.
  • B. ôn đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa.
  • C. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
  • D. cận xích đạo, cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 3: Các hoang mạc ở phía Tây Trung Quốc được hình thành trong điều kiện

  • A. năm sâu trong lục địa.
  • B. nằm ở địa hình cao.
  • C. không có sông ngòi.
  • D. có hai mùa mưa, khô.

Câu 4: Điểm tương đồng giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

  • A. có nhiều khoáng sản.
  • B. đất đai màu mỡ.
  • C. địa hình bằng phẳng.
  • D. sông ngòi ít dốc.

Câu 5: Dân số của Trung Quốc năm 2020 là bao nhiêu?

  • A. Hơn 1 tỉ người
  • B. Hơn 1.4 tỉ người
  • C. Hơn 1.8 tỉ người
  • D. Hơn 2.5 tỉ người

Câu 6: Khí hậu chủ yếu ở miền Tây Trung Quốc là

  • A. ôn đới lục địa.
  • B. ôn đới gió mùa.
  • C. cận nhiệt đới.
  • D, nhiệt đới.

Câu 7: Đâu là một ví dụ về chữ Trung Quốc?

  • A. Provence-Alpes-Côte
  • B. الأرطاوية
  • C. Санкт-Петербург
  • D. 习近平 

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về dân cư Trung Quốc?

  • A. Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 510 người/km2 (năm 2020). 
  • B. Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. 
  • C. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km. 
  • D. Sự phân bố dân cư không đồng đều ảnh hưởng lớn đến việc khai thác tài nguyên, sử dụng lao động; gây sức ép đến vấn đề việc làm, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường,... ở Trung Quốc.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về lãnh thổ Trung Quốc?

  • A. Phần lãnh thổ trên đất liền của Trung Quốc kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến kinh độ 135°Đ.
  • B. Trung Quốc tiếp giáp với 24 nước.
  • C. Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21 000 km.
  • D. Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.

Câu 10: Tài nguyên sinh vật của Trung Quốc có đặc trưng gì?

  • A. Trung Quốc có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, trải khắp đất nước nhưng lại có ít các loài động, thực vật.
  • B. Trung Quốc có tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm
  • C. Tài nguyên sinh vật của Trung Quốc trước đây rất đa dạng nhưng hiện nay đã bị chặt phá, săn bắn đến mức cạn kiệt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

ĐỀ SỐ 3

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Trình bày những điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc 

Câu 2 (4 điểm): Năm 2022, cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết dân số nước này đạt 1,4 tỉ người, giảm 850 000 người so với năm trước. Trung Quốc được biết đến là quốc gia có số dân đông nhất trên thế giới. Giải thích lý do vì sao dân số Trung Quốc lần đầu giảm sau 60 năm?

ĐỀ SỐ 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc

Câu 2 (4 điểm): Phân tích những ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này.

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dãy Côn Luân nằm ở vị trí nào?

  • A. Phần miền Tây gần Mông Cổ
  • B. Phần giữa miền Tây
  • C. Phần miền Tây gần Ấn Độ
  • D. Phần miền Đông  

Câu 2: Câu nào sau đây đúng về tài nguyên biển của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có vùng biển rộng, mở ra Đại Đông Dương. 
  • B. Tài nguyên sinh vật biển phong phú với trên 90 000 loài, nhiều ngư trường rộng lớn. 
  • C. Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển có thể xây dựng hải cảng, phát triển giao thông vận tải biển. 
  • D. Vùng biển có nhiều tiềm năng về than đá, vàng, bạc.

Câu 3: Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,..... sống chủ yếu ở:

  • A. Vùng núi và biên giới
  • B. Hải đảo
  • C. Sa mạc
  • D. Đồng bằng phía nam  

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về địa hình của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,...
  • B. Địa hình thấp dần từ đông sang tây.
  • C. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau: Miền Đông và Miền Tây.
  • D. Dãy Himalaya trải rộng trên lãnh thổ 5 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Pakistan. Đây là dãy núi trẻ nên độ cao vẫn tiếp tục được nâng lên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Khí hậu ở Trung Quốc có những đặc điểm nổi bật gì?

Câu 2 (2 điểm): Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trung Quốc nằm ở khu vực nào?

  • A. Bắc Á
  • B. Đông Á 
  • C. Nam Á
  • D. Trung Đông  

Câu 2: Đất đai ở miền Tây Trung Quốc có đặc điểm gì?

  • A. Màu mỡ, chủ yếu là đất phù sa và đất sét.
  • B. Màu mỡ, chủ yếu là đất feralit.
  • C. Khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
  • D. Khô cằn, không có dinh dưỡng, không thích hợp để trồng cây, kể cả cây rừng.

Câu 3: Câu nào sau đây đúng về khí hậu Trung Quốc?

  • A. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía đông có khí hậu cận nhiệt, ngoài ra, khí hậu còn phân hoá theo chiều bắc – nam và phân hoá theo đại cao.
  • B. Miền Bắc có khí hậu gió mùa, lượng mưa trung bình năm từ 750 mm đến 2.000 mm, mưa nhiều vào mùa hè. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều đông – tây, phía đông có nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn phía tây.
  • C. Miền Nam có khí hậu lục địa khắc nghiệt, lượng mưa ít, nhiều nơi dưới 100 mm/năm, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa khá lớn.
  • D. Trung Quốc có kiểu khí hậu núi cao, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 2 000 – 3 000 m trở lên. Ở các khu vực này về mùa đông rất lạnh, có băng tuyết bao phủ, mùa hạ mát và thời tiết hay thay đổi.

Câu 4: Đâu không phải một đô thị có từ 10 triệu người trở lên ở Trung Quốc?

  • A. Trùng Khánh
  • B. Thâm Quyến
  • C. Thiên Tân
  • D. Cáp Nhĩ Tân

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Sông, hồ ở Trung Quốc có những đặc điểm nổi bật gì? 

Câu 2 (2 điểm): Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 11 cánh diều bài 25 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc, đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 cánh diều, đề thi địa lí 11 cánh diều bài 23

Bình luận

Giải bài tập những môn khác