Đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tên gọi Liên minh châu Âu (EU) có từ năm nào?

  • A. 1963.
  • B. 1973.
  • C. 1983.
  • D. 1993.

Câu 2. Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu

  • A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo.
  • B. cận xích đạo, xích đạo.
  • C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa.
  • D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới.

Câu 3. Một trong những mục tiêu ASEAN là

  • A. xây dựng một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các quốc gia thành viên.
  • B. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.
  • C. thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên.
  • D. hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

Câu 4. Tây Nam Á giáp Châu Phi qua

  • A. kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
  • B. Biển Đỏ và Địa Trung Hải.
  • C. Biển Đen và kênh đào Xuy-ê.
  • D. Địa trung Hải và Biển Đen.

Câu 5. Tính đến năm 2021, tổng số quốc gia thành viên của EU là

  • A. 17.
  • B. 27.
  • C. 28.
  • D. 29.

Câu 6. Vùng thềm lục địa ở nhiều nước Đông Nam Á có

  • A. dầu khí.
  • B. bôxit.
  • C. than đá.
  • D. quặng sắt.

Câu 7. Năm 2021, thành viên cuối cùng trong 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á gia nhập ASEAN là

  • A. Bru-nây.
  • B. Mi-an-ma.
  • C. Ti-mo Lét-xtê.
  • D. Xin-ga-po.

Câu 8. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nam Á là

  • A. quặng sắt và crôm.
  • B. dầu mỏ và khí đốt.
  • C. atimoan và đồng.
  • D. apatit và than đá.

Câu 9. Mục đích của EU là

  • A. cùng nhau thúc đẩy phát triển sự thống nhất châu Âu.
  • B. ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • C. cùng nhau hạn chế các dòng nhập cư trái phép xảy ra.
  • D. bảo vệ an ninh, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu.

Câu 10. Dân số Đông Nam Á hiện nay có đặc điểm là

  • A. quy mô lớn, gia tăng có xu hướng giảm.
  • B. tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày càng tăng.
  • C. dân số đông, người già trong dân số nhiều.
  • D. tỉ lệ người di cư đến hàng năm rất lớn.

Câu 11. Cộng đồng kinh tế ASEAN viết tắt là

  • A. AEC.
  • B. AFTA.
  • C. RCEP.
  • D. ATISA.

Câu 12. Loại sản phẩm xuất khẩu nhiều ở một số nước Tây Nam Á là

  • A. sữa bò, dê.
  • B. thịt cừu, dê.
  • C. thịt gia cầm.
  • D. lông cừu, dê.

Câu 13. Cơ quan nào sau đây kiểm tra những quyết định của các ủy ban EU?

  • A. Cơ quan kiểm toán.
  • B. Hội đồng bộ trưởng EU.
  • C. Nghị viện châu Âu.
  • D. Tòa án châu Âu.

Câu 14. Các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á lục địa?

  • A. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.
  • B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma.
  • C. Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Bru-nây, Việt Nam.
  • D. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.

Câu 15. Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần đầu tiên được tổ chức ở

  • A. Băng Cốc (Thái Lan).  
  • B. Hà Nội (Việt Nam).
  • C. Phnôm Pênh (Cam-pu-chia).
  • D. Viêng Chăn (Lào).

Câu 16. Dân cư Tây Nam á phân bố tập trung ở

  • A. đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải. 
  • B. ven Địa Trung Hải, phía tây vịnh Pec-xích.
  • C. phía tây vịnh Pec-xích, nam bán đảo A-ráp.
  • D. nam bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 17. Ý nghĩa của thị trường chung EU không phải là

  • A. kích thích cạnh tranh và thương mại.
  • B. nâng cao chất lượng và hạ giá thành.
  • C. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • D. tạo mức sống của người dân đồng đều.

Câu 18. Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu là do

  • A. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao.
  • B. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao.
  • C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế.
  • D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều.

Câu 19. Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều?

  • A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
  • B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
  • C. Quá trình và trình độ đô thị hóa các quốc gia khác nhau.
  • D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng về Tây nam Á?

  • A. Là nơi ra đời của nền văn minh Lưỡng Hà.
  • B. Dân cư thưa thớt nhưng phân bố không đều.
  • C. Người theo đạo Hồi chiếm phần lớn dân số.
  • D. Là nơi thống nhất các giáo phái và ổn định.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy giải thích câu: “Tây Nam Á - thánh đường của Hồi giáo và là một trong những trung tâm văn hóa cổ của loài người.” (Theo Địa lí kinh tế – xã hội thế giới, Tập 2, Các nước châu Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Sư phạm, 1996).

Câu 2 (2 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. GDP ngành công nghiệp và tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP của Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2000- 2020

Năm20002005201020152020

GDP ngành công nghiệp

(tỉ USD)

539,8750,2912,8910,21 223,8
Tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP (%)29,226,027,329,528,6

(Nguồn: WB, 2022)

a) Dựa vào bảng trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện GDP ngành công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2000 - 2020.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét về GDP ngành công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 3 (1 điểm): Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại toàn diện và mở cửa thị trường đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) với một quốc gia đang phát triển tại châu Á có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Hãy cho biết một số thách thức đối với Việt Nam khi thực thi hiệp định EVFTA.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

A

D

A

B

A

C

B

A

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

B

C

B

A

A

D

A

A

D

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Tây Nam Á - thánh đường của Hồi Giáo và là một trong những trung tâm văn hóa cổ của loài người:

- Tôn giáo: Đây là khu vực có tình hình chính trị phức tạp, với nhiều tôn giáo khác nhau, đóng vai trò lớn trong đời sống và kinh tế. Nơi đây có nhiều thánh đường, nhà thờ Hồi giáo – đó là những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng trên thế giới. Giải quyết mâu thuẫn tôn giáo là vấn đề phức tạp và khó khăn đối với khu vực này.

- Văn hóa: Tây Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Nói đến khu vực Tây Nam Á là nói đến văn minh Lưỡng Hà, Ả-rập… Người Xu-me là tộc người đầu tiên làm rạng rỡ cho nền văn minh Lưỡng Hà, tuy nhiên họ không phải là người dân bản xứ đã sống ở vùng này từ trước tới nay. Khoảng 4500 năm trước Công nguyên, người Xu-me đến định cư và làm cho khu vực Lưỡng Hà nổi danh trên thế giới, để lại nhiều công trình khoa học, có nhiều cống hiến cho loài người trong các lĩnh vực toán học, ngôn ngữ…

Câu 2:

a)

Biểu đồ thể hiện GDP ngành công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2000 - 2020

Biểu đồ thể hiện GDP ngành công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2000 - 2020

b) Nhờ cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng (sản xuất ô tô, chế tạo máy móc, điện tử - viễn thông…) mà nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế nước Đức.

- Trong 10 năm từ năm 2000 - 2010, GDP ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 539,8 tỉ USD lên 912,8 tỉ USD, tăng 373 tỉ USD. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã tác động đến nền kinh tế Đức gây thiệt hại nặng nề nhất là các ngành định hướng xuất khẩu chế tạo máy và thiết bị cũng như ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, Đức là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng kinh tế. Bằng chứng là tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP tăng 1,3% từ 2005 - 2010.

- Trong 5 năm tiếp theo từ 2015 - 2020, GDP ngành công nghiệp đã ổn định và tăng trưởng mạnh đạt 1223,8 tỉ USD (năm 2020), tăng 313,6 tỉ USD.

- Tuy nhiên, một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiển cho tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP giảm nhẹ 0,9% từ 29,5 (năm 2015) xuống còn 28,6 (năm 2020).

Câu 3:

Một số thách thức đối với Việt Nam khi thực thi hiệp định EVFTA:

- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp áp lực cạnh tranh với hàng hóa chất lượng cao nhập khẩu từ châu Âu khi mở rộng thị trường vào Việt Nam.

- Việt Nam chưa chuẩn bị kĩ càng để chuyển đổi phù hợp nhằm tận dụng các cơ hội từ EVFTA.

- Vẫn còn tồn tại vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động như làm thêm quá số giờ quy định, quy định về nghỉ tuần, quyền tham gia bảo hiểm…

- Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Địa lí 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Địa lí 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác