Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?

  • A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
  • B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
  • C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
  • D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.

Câu 2: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

  • A. Sinh lý rất khác với con trưởng thành
  • B. Cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
  • C. Cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
  • D. Cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Câu 3:  Sinh trưởng ở sinh vật là

  • A. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
  • B. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
  • C. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
  • D. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.

Câu 4:  Phát triển của sinh vật là

  • A. Quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
  • B. Quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  • C. Quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
  • D. Quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 5: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: 

  • A. Tăng chiều dài cơ thể
  • B. Tăng về chiều ngang cơ thể
  • C. Tăng về khối lượng cơ thể
  • D. Tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 6:  Cho các mệnh đề sau:

1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.

3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.

4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.

Số mệnh đề đúng là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 7: Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính?

  • A. 1         
  • B. 2         
  • C. 3        
  • D. 4

Câu 8: Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

(3) Ve kêu vào mùa hè

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

  • A. (2) và (5)        
  • B. (3) và (5)
  • C. (3) và (4)        
  • D. (4) và (5)

Câu 9: Cho dữ liệu sau:

Cột A

Cột B

1. Sinh trưởng

a. Hạt nảy mầm

b. Cây lên cao

c. Gà trống bắt đầu biết gáy

2. Phát triển

d. Cây ra hoa

e. Diện tích phiến lá tăng lên

f. Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg.

 

Hãy ghép cột A với cột B tương ứng.

  • A. 1 - b, d, f và 2 - a, c, e.
  • B. 1 - b, e, f và 2 - a, c, d.
  • C. 1 - a, b, e và 2 - c, d, f.
  • D. 1 - a, b, f và 2 - c, d, e.

Câu 10: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Là hai quá trình độc lập nhau

  2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhua, bổ sung cho nhau

  3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển

  4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng

  5. Sinh trưởng là một phần của phát triển

  6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 2: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

  • A. Hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • B. Chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • C. Chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • D. Chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 3: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm

  • A. Giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • B. Giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • C. Giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • D. Giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

  • A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.
  • B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  • C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.
  • D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Câu 5: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

  • A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
  • B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
  • C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
  • D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,

Câu 6: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

  • A. Sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
  • B. Tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
  • C. Tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
  • D. Chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 7: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản

  2. Chúng có tuổi thọ ngắn

  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron

  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9:  Cho các dấu hiệu sau:

(1) Lá cây tăng kích thước

(2) Cây mọc cành

(3) Rễ cây dài ra

(4) Cây mầm ra lá

Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của cây là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Trong các đặc điểm sau:

(1) Tăng khối lượng

(2) Tăng kích thước cơ thể

(3) Phân hóa tế bào

(4) Phát sinh hình thái

(5) Thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể

Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với dấu hiệu đặc trưng của phát triển?

  • A. 1       
  • B. 2       
  • C. 3       
  • D. 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào để tăng cường quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao việc bổ sung chất dinh dưỡng vào thức ăn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?

  • A. Nhện chăng tơ.
  • B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
  • C. Thú con bú sữa mẹ.
  • D. Hổ săn mồi.

Câu 2: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau: 

  • A. Bẩm sinh, học được, hỗn hợp
  • B. Bẩm sinh, học được
  • C. Bẩm sinh, hỗn hợp
  • D. Học được, hỗn hợp

Câu 3: Giới hạn tuổi thọ là yếu tố……….., một loài……….sống quá giới hạn tối đa đó. Từ thích hợp điền vào “……” là

  • A. Di truyền/có thể
  • B. Di truyền/không thể
  • C. Không có tính di truyền/không thể
  • D. Không có tính di truyền/có thể

Câu 4: Cho thí nghiệm sau

Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.

Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm

  • A. Chứng minh cây có sự sinh sản.
  • B. Chứng minh cây có sự sinh trưởng.
  • C. Chứng minh cây có sự phát triển.
  • D. Chứng minh cây có sự cảm ứng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày các dấu hiệu đặc trưng của phát triển?

Câu 2: Tại sao trẻ sơ sinh cần được nuôi bằng sữa mẹ?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  • A. Tập tính kiếm ăn
  • B. Tập tính di cư
  • C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
  • D. Tập tính sinh sản

Câu 2: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập: 

  • A. In vết
  • B. Quen nhờn
  • C. Điều kiện hóa
  • D. Học ngầm

Câu 3: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:

  • A. In vết
  • B. Quen nhờn
  • C. Học ngầm
  • D. Điều kiện hóa

Câu 4: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

  1. thức ăn

  2. hoạt động sinh sản

  3. hướng nước chảy

  4. thời tiết không thuận lợi

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1.Trình bày mối quan hệ của sinh trưởng và phát triển?

Câu 2. Làm thế nào để đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của một loài động vật?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 15

Bình luận

Giải bài tập những môn khác