Đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ở người, giai đoạn nào thức ăn được đưa vào mạch máu và mạch bạch huyết để vận chuyển đến tế bào?

  • A. Lấy thức ăn.
  • B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • C. Thải chất cặn bã.
  • D. Tiêu hóa thức ăn.

Câu 2. Nhóm động vật nào dưới đây tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa?

  • A. Trùng roi, trùng đế giày, trùng amip.
  • B. Thủy tức, trùng đế giày, châu chấu.
  • C. Bọt biển, thủy tức, giun đất.
  • D. Giun, châu chấu, chim bồ câu.

Câu 3. Các loài động vật như trùng giày, san hô, giun đũa, giun đất, ếch… trao đổi khí qua

  • A. bề mặt cơ thể.
  • B. phổi.
  • C. ống khí.
  • D. mang.

Câu 4. Đơn vị nhỏ nhất của phổi là

  • A. phế quản.
  • B. tiểu phế quản.
  • C. phế nang.
  • D. khí quản.

Câu 5. Hô hấp ở động vật gồm mấy quá trình?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 6. Hệ dẫn truyền tim gồm

  • A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje.
  • B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
  • C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.
  • D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.

Câu 7. Đường di chuyển của máu trong hệ tuần kín diễn ra như thế nào?

  • A. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
  • B. Tim → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch→ tim.
  • C. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
  • D. Tim → dộng mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

Câu 8. Động mạch có đặc điểm:

  • A. gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc).
  • B. có nhiều sợi đàn hồi và lớp cơ trơn ở thành mạch.
  • C. có đường kính lòng mạch lớn.
  • D. các mạch phía dưới tim có các van giúp máu chảy một chiều.

Câu 9. Khi hàm lượng O2 trong máu giảm, hàm lượng CO2 trong máu tăng, pH máu giảm sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ, kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm

  • A. giảm huyết áp.
  • B. tăng tái hấp thụ nước ống thận.
  • C. tăng huyết áp.
  • D. giảm tái hấp thụ nước ống thận.

Câu 10. Nhóm các bệnh nào sau đây thuộc loại bệnh truyền nhiễm?

  • A. Cúm, cận thị, nấm da, HIV/AIDS.
  • B. Cúm, sốt rét, nấm da, HIV/AIDS.
  • C. Ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp.
  • D. Ung thư, cận thị, HIV/AIDS.

Câu 11. Nhóm các tế bào nào sau đây là các tế bào miễn dịch?

  • A. Đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào mast.
  • B. Tế bào lympho, tế bào mast, hồng cầu, tế bào plasma.
  • C. Bạch cầu trung tính, tiểu cầu, tế bào giết tự nhiên, hồng cầu.
  • D. Tế bào tua, huyết tương, tiểu cầu, tế bào giết tự nhiên.

Câu 12. Khi một vị trí nào đó trên cơ thể bị thương (ví dụ như bị gai đâm) xuất hiện hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau. Hiện tượng này là dấu hiệu của

  • A. dị ứng
  • B. suy giảm miễn dịch.
  • C. ung thư.
  • D. phản ứng viêm

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây của miễn dịch đặc hiệu là đúng?

  • A. Có ở tất cả động vật.
  • B. Hình thành trong đời sống của cá thể.
  • C. Đáp ứng tức thời.
  • D. Không hình thành trí nhớ miễn dịch.

Câu 14. Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại

  • A. bể thận.
  • B. ống thận.
  • C. bàng quang.
  • D. niệu đạo.

Câu 15. Điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan giúp đưa giá trị môi trường trong trở về trạng thái bình thường là chức năng của

  • A. thụ thể.
  • B. trung khu tiếp nhận kích thích.
  • C. cơ quan trả lời.
  • D. trung khi điều hòa (thần kinh, thể dịch).

Câu 16. Những điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị cân bằng nhất định gọi là

  • A. cân bằng áp suất thẩm thấu.
  • B. cân bằng động nội môi.
  • C. cân bằng độ pH.
  • D. cân bằng huyết áp.

Câu 17. Người hoạt động thể lực nhẹ (giáo viên, nhân viên văn phòng) có nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng 

  • A. giống với người hoạt động thể lực nặng (công nhân xây dựng, vũ công,...).
  • B. thấp hơn người hoạt động thể lực nặng (công nhân xây dựng, vũ công,...).
  • C. cao hơn người hoạt động thể lực nặng (công nhân xây dựng, vũ công,...).
  • D. đặc biệt, không cần bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ, do cường độ lao động nhẹ không tiêu tốn năng lượng.

Câu 18. Tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào vì

  • A. có thể lấy thức ăn có kích thước lớn.
  • B. sự biến đổi thức ăn nhanh hơn.
  • C. thức ăn bị biến đổi nhờ enzyme do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra.
  • D. enzyme tiêu hóa không bị hòa loãng với nước.

Câu 19. Phát biểu nào không đúng khi nói về sự trao đổi khí qua da của giun đất? 

  • A. Sự khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
  • B. Quá trình chuyển hóa trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 bên trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài.
  • C. Sự khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
  • D. Quá trình chuyển hóa trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong cơ thể luôn cao hơn bên ngoài.

Câu 20. Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là đúng?

  • A. Độ dày thành mạch lớn nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
  • B. Tổng diện tích cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
  • C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
  • D. Vận tốc dòng máu thấp nhất ở mao mạch, cao nhất ở tĩnh mạch.

Câu 21. Phát biểu nào sai khi nói về cách thức loại bỏ tác nhân gây bệnh của hàng rào bên trong cơ thể?

  • A. Các tế bào thực bào như đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
  • B. Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.
  • C. Các tế bào tổng hợp peptide và protein có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • D. Tế bào T độc hoạt hóa và lưu hành trong máu, tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh.

Câu 22. Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu?

  • A. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron.
  • B. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17 – 18 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được hình thành.
  • C. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, chứa các tế bào màu và protein huyết tương.
  • D. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống thận.

Câu 23. Vì sao động vật có phổi không hô hấp được dưới nước?

  • A. Vì ở môi trường nước không chứa khí oxygen.
  • B. Vì phổi không thể thải được khí carbon dioxide trong môi trường nước.
  • C. Vì nước tràn vào đường dẫn khí và cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
  • D. Vì cấu tạo của phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nồng độ oxygen cao ở môi trường nước.

Câu 24. Các biện pháp phòng bệnh hô hấp là

(1) rửa tay thường xuyên.

(2) giảm cholesterol trong chế độ ăn.

(3) giữ vệ sinh môi trường sống.

(4) đeo khẩu trang đúng cách.

(5) tập thể dục, thể thao thường xuyên.

  • A. (1), (3), (4) và (5).
  • B. (1), (2), (3) và (5).
  • C. (2), (3), (4) và (5).
  • D. (1), (2), (4) và (5).

Câu 25. Ở trạng thái gắng sức so với trạng thái bình thường, vận động viên có đặc điểm một chu kì tim như thế nào?

  • A. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • B. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • C. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
  • D. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

Câu 26. Cô giáo đặt một câu hỏi như sau: “Vì sao trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây ra một loại bệnh, nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh?”

Bạn An trả lời: “Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật này đã bị ngăn chặn.”

Bạn Hoa nói: “Số lượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người đó không đủ lớn.”

Bạn Minh lại có ý kiến: “Cơ thể của người đó có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh này.”

Bạn nào đã trả lời đúng?

  • A. Bạn An.
  • B. Bạn Hoa và Minh.
  • C. Bạn Minh.
  • D. Bạn An, Hoa và Minh.

Câu 27. Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Để điều hòa lượng glucose trong máu, cơ thể không thực hiện phản ứng nào sau đây?

  • A. Tuyến tụy tăng tiết insulin.
  • B. Gan phân giải glycogen thành glucose đưa vào máu.
  • C. Tế bào cơ thể tăng nhận glucose.
  • D. Gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ.

Câu 28. Tại sao những bệnh nhân bị suy thận nặng nếu không được ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo có thể dẫn đến tử vong?

  • A. Do bệnh nhân này không thải được khí CO2, dẫn đến khí CO2 tích tụ gây ngộ độc.
  • B. Do không thải được các chất độc hại, gây rối loạn chức năng tế bào, hủy hoại tế bào, cơ quan. 
  • C. Do thận của họ bài tiết tất cả các chất trong máu, kể cả chất dinh dưỡng.
  • D. Do máu của họ không chảy qua thận nữa, máu không được lọc và tích tụ chất độc hại. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Phân tích đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

Câu 2. (1 điểm): Tại sao khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1 - B

2 - D

3 - A

4 - C

5 - A

6 - D

7 - D

8 - B

9 - C

10 - B

11 - A

12 - D

13 - B

14 - B

15 - D

16 - B

17 - B

18 - A

19 - A

20 - C

21 - D

22 - A

23 - C

24 - A

25 - B

26 - D

27 - B

28 - B

 

 

 

 

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Chức năng của tim là co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể. 

- Cấu tạo tim phù hợp với chức năng: 

+ Tim có hệ dẫn truyền tim tạo tính tự động trong hoạt động co dãn theo chu kì của tim. 

+ Độ dày thành cơ tim phù hợp với chức năng bơm máu của mỗi buồng tim. Thành cơ tim tâm thất dày hơn tâm nhĩ, thành cơ tim bên trái dày hơn bên phải. Điều này có ý nghĩa: Khi mỗi buồng tim co sẽ tạo áp lực để bơm máu đi với quãng đường phù hợp với chức năng của mỗi buồng tim. Ví dụ: Thành cơ tim tâm nhĩ mỏng phù hợp với lực co đủ để bơm máu xuống tâm thất. Thành cơ tim tâm thất trái dày hơn tâm thất phải phù hợp với việc tạo áp lực lớn để bơm máu đi khắp cơ thể trong vòng tuần hoàn hệ thống 

+ Tim có các van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và lên động mạch. 

+ Tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thể dịch, giúp thay đổi hoạt động phù hợp với nhu cầu của cơ thể. 

Câu 2:

- Vì HIV xâm nhập và kí sinh trên các tế bào của hệ miễn dịch, ví dụ như các tế bào thực bào, tế bào lympho, đặc biệt là lympho T.  

- Khi lượng tế bào lympho T và các tế bào thực bảo giảm thì khả năng nhận diện và tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cũng giảm.  

→ Vì vậy, người bị nhiễm HIV dễ mắc thêm các bệnh do các tác nhân khách gây ra các bệnh đó chính là bệnh cơ hội.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Sinh học 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác