Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

  • A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 2: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là

  • A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  • B. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  • C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  • D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Câu 3: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  • A. Tuyến nước bọt.
  • B. Khoang miệng.
  • C. Dạ dày.
  • D. Thực quản.

Câu 4: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

  • A. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
  • B. Dịch tiêu hóa được hòa loãng.
  • C. Ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
  • D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Câu 5: Ở động vật có ống tiêu hóa

  • A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 6: Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu hóa?

  • A. Vitamin            
  • B. Gluxit
  • C. Protein             
  • D. Lipit

Câu 7: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây?

  • A. Khoang miệng
  • B. Dạ dày
  • C. Ruột non
  • D. Tất cả các phương án

Câu 8: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động ?

  • A. Tiêu hóa lí học
  • B. tiêu hóa hóa học
  • C. Tiết dịch vị tiêu hóa
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

  • A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
  • B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
  • C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
  • D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.

Câu 10: Tác nhân gây ra hiện tượng ợ chua là?

  • A. Nhai kẹo cao su thường xuyên
  • B. Hút thuốc lá thường xuyên
  • C. Người mắc bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày.
  • D. Tất cả đáp án trên

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

  • A. Nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • B. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
  • C. Ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
  • D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 2. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

  • A. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • B. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • C. Biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • D. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 3: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng…

  • A. Từ thức ăn cho cơ thể.
  • B. Và năng lượng cho cơ thể.
  • C. Rho cơ thể.
  • D. Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 4: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

  • A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
  • C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
  • D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 5: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

  • A. Không bào tiêu hóa.
  • B. Túi tiêu hóa.
  • C. Ông tiêu hóa.
  • D. Không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

Câu 6: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?

  • A. Vitamin           
  • B. Ion khoáng
  • C. Gluxit              
  • D. Nước

Câu 7: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành chất nào?

  • A. Glycerol và vitamin.
  • B. Glycerol và axit amin.
  • C. Nucleotit và axit amin.
  • D. Glycerol và axit béo.

Câu 8: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?

  • A. Thanh quản      
  • B. Thực quản
  • C. Dạ dày             
  • D. Gan

Câu 9: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là?

1. Tiết dịch vị.

2. Tiết nước bọt

3. Tạo viên thức ăn

4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

5. Nuốt

6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

7. Đẩy thức ăn xuống ruột.

Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:

  • A. 1, 2, 4, 6            
  • B. 1, 4, 6, 7
  • C. 2, 4, 5, 7            
  • D. 1, 4, 6, 7

Câu 10: Đâu không phải đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?

  • A. Kích thước rất dài.
  • B. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
  • C. Tiết ra nhiều dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.
  • D. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày các hình thức dinh dưỡng ở động vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao đường ruột của động vật thực vật ăn có thể dài đến hàng mét trong khi đường ruột của động vật ăn thịt lại ngắn hơn nhiều?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày quá trình dinh dưỡng ở con người?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao các loài động vật ăn lá lại có thể tiêu hóa được các chất xơ phức tạp như cellulose trong thực phẩm của chúng?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

  • A. Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
  • B. Miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
  • C. Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
  • D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Câu 2: Lượng protein được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ:

  • A. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
  • B. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo protein cho chúng khi thiếu.
  • C. Thức ăn thực vật, chứa đựng protein khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
  • D. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành

Câu 3: Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá?

  • A. Dạ dày              
  • B. Ruột non
  • C. Ruột già            
  • D. Thực quản

Câu 4: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  • A. Tuyến nước bọt.
  • B. Khoang miệng.
  • C. Dạ dày.
  • D. Thực quản.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Dinh dưỡng ở động vật là? Tiêu hóa ở động vật là gì?

Câu 2: Tại sao động vật cỏ ăn được thực phẩm giàu đạm hơn so với động vật ăn thịt?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các chất mà cơ thể người không hấp thụ được là?

  • A. Đường đơn           
  • B. Muối khoáng
  • C. Acid amin             
  • D. Cellulose

Câu 2: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:

  • A. Các tuyến tiêu hóa
  • B. Các cơ quan trong ống tiêu hóa
  • C. Hoạt động của các enzyme
  • D. Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.

Câu 3: Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào tiếp nhận thức ăn từ dạ dày?

  • A. Tá tràng            
  • B. Thực quản
  • C. Hậu môn          
  • D. Kết tràng

Câu 4: Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là: 

  • A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
  • B. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
  • C. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
  • D. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Quá trình dinh dưỡng của động vật có mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào?

Câu 2. Tại sao động vật có thể tiêu hóa được cellulose trong thức ăn của chúng?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác