Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chương 4

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chương 4. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của các sinh vật sống là

  • A. Tế bào.
  • B. Cơ quan.
  • C. Hệ cơ quan.
  • D. Phân tử.

Câu 2: Điều không đúng khi nói về hạt

  • A. hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành
  • B. hợp tử trong hạt phát triển thành phôi
  • C. tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ
  • D. mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ

Câu 3: Sự phối hợp của những loại hoocmôn làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con là hoocmôn

  • A. Progesteron và ơstrogen
  • B. kích thích nang trứng, progesteron
  • C. tạo thể vàng và ơstrogen
  • D. thể vàng và progesteron

Câu 4: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là sự kết hợp

  • A. của hai giao tử đực và giao tử cái
  • B. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái
  • C. các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái
  • D. bội NST đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử

Câu 5: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là

  • A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái
  • B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái
  • C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non
  • D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh

Câu 6: Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp

  • A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới

Câu 7: Vì sao nói cơ thể là một hệ thống mở?

  • A. Vì cơ thể cho phép tất cả các vật chất đi vào cơ thể.
  • B. Vì cơ thể luôn tác động tới môi trường.
  • C. Vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi tác động.
  • D. Vì môi trường luôn tác động lên cơ thể.

Câu 8: Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, bộ NST của các nhân gồm nhân của giao tử là n,

  • A. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n
  • B. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 4n
  • C. của nhân cực là n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n
  • D. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 2n

Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 

(1) Lúa thuộc ngành thực vật hạt trần vì hạt thóc không được quả bảo vệ. 

(2) Quả không hạt là quả đơn tính. 

(3) Cây tre là thực vật có hoa. 

(4) Mít thuộc nhóm cây có quả đơn hạt. 

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất về một bản sao? 

  • A. Một dạng sống nhân tạo 
  • B. Một thế hệ con cái mà tất cả vật chất di truyền trong mọi tế bào đều giống hệt vật chất di truyền của cả bố và mẹ 
  • C. Một thế hệ con cái trong đó tất cả vật chất di truyền trong mọi tế bào đều giống với vật chất di truyền của một trong các bậc cha mẹ của nó 
  • D. Không có ý đúng

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tư vấn và hoạch định các chính sách liên quan đến sinh học cơ thể cho các Bộ, Sở, Phòng và tương đương là hoạt động nghề nghiệp của 

  • A. Bác sĩ y khoa.
  • B. Bác sĩ pháp y.
  • C. Kỹ thuật viên.
  • D. Chuyên viên hoặc chuyên gia hoạch định chính sách.

Câu 2: Noãn cầu ở thực vật chính là

  • A. Giao tử cái
  • B. Tế bào trứng
  • C. Tế bào cực
  • D. Tinh tử

Câu 3: Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, LH kích thích

  • A. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • B. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron
  • C. phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
  • D. tuyến yên tiết FSH

Câu 4: Trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa, các tế bào mang bộ NST đơn bội bao gồm?

  • A. Tế bào mẹ, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực.
  • B. Tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực.
  • C. Tế bào trứng, tế bào nhân cực.
  • D. Đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, tế bào nhân cực.

Câu 5: Biện pháp có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái là

  • A. phân lập các loại giao tử mang NST X và NST Y rồi sau đó mới cho thụ tinh
  • B. dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động
  • C. dùng các nhân tố môi trường trong tác động
  • D. thay đổi cặp NST giới tính ở hợp tử

Câu 6: Điều không đúng khi nói về quả là

  • A. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành
  • B. quả không hạt đều là quá đơn tính
  • C. quả có vai trò bảo vệ hạt
  • D. quả có thể là phương tiện phát tán hạt

Câu 7: Xét các ngành thực vật sau

⦁ Hạt trần

⦁ Rêu

⦁ Quyết

⦁ Hạt kín

Sinh sản bằng bao tử có ở

  • A. (1) và (2)    
  • B. (1) và (4)
  • C. (2) và (3)    
  • D. (3) và (4)

Câu 8: Sinh sản vô tính gặp ở

  • A. nhiều loài động vật có tổ chức thấp
  • B. hầu hết động vật không xương sống
  • C. động vật có xương sống
  • D. động vật đơn bào

Câu 9: Điều gì xảy ra khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn?

  • A. Ảnh hưởng đến quá trình sinh lý khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể.
  • B. Ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh lý khác.
  • C. Ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý khác, dẫn đến sự tê liệt tất cả các hoạt động của cơ thể
  • D. Không ảnh hưởng gì đến cơ thể.

Câu 10: Muốn đạt tỉ lệ ghép sống cao đòi hỏi yếu tố nào sau đây? 

  • A. Cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ. 
  • B. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần; cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe. 
  • C. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ. 
  • D. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần; cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày sự giống nhau về sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào mà được quả không hạt là ph pháp sinh sản được ứng dụng trong nông nghiệp?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày sự khác nhau về sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao việc canh tác theo từng mùa vụ được coi là phương pháp hợp lý trong sinh sản thực vật?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp

  • A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới

Câu 2: Ứng dụng chính của nuôi cấy phôi là ứng dụng nào sau đây? 

  • A. Nhân giống vô tính 
  • B. Sản xuất phôi 
  • C. Cảm ứng các biến dị thể âm bội 
  • D. Vượt qua các rào cản lai tạo

Câu 3: Khám bệnh, chữa bệnh cho người, động vật là hoạt động nghề nghiệp của

  • A. Bác sĩ y khoa, bác sĩ thú y.
  • B. Bác sĩ pháp y.
  • C. Kỹ thuật viên.
  • D. Chuyên viên hoặc chuyên gia hoạch định chính sách.

Câu 4: Ở động vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua

  • A. Quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược.
  • B. Quá trình điều hòa của hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn theo cơ chế liên hệ ngược.
  • C. Quá trình điều hòa của hệ tiêu hóa và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược.
  • D. Quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn theo cơ chế liên hệ ngược.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Sinh sản hữu tính ở thực vật là?

Câu 2: Giả sử một con đực chuẩn bị để giao phối và sản xuất 500 triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Trong một ngày, nó giao phối 3 lần. Hãy tính:

a) Số tinh trùng được sản xuất trong một ngày?

b) Số tinh trùng được sản xuất trong một tuần?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các các biện pháp tránh thai, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp:

  • A. Thắt ống dẫn trứng.
  • B. Tính ngày rụng trứng
  • C. Uống viên tránh thai
  • D. Dùng dụng cụ tử cung

Câu 2: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

  • A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  • B. luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  • C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
  • D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng

Câu 3: Một nhân của ống phấn và nhân thứ cấp của noãn phát triển thành 

  • A. Nhụy hoa 
  • B. Nội nhũ 
  • C. Bao phấn 
  • D. Nhị hoa 

Câu 4: Cho các hệ cơ quan sau:

1. Hệ tuần hoàn

2. Hệ hô hấp

3. Hệ cơ và xương

4. Hệ bài tiết

Các hệ cơ quan tham gia phối hợp vào hoạt động chạy thể dục hằng ngày là

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 2, 3.
  • C. 2, 3, 4.
  • D. 1, 3, 4.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Sinh sản hữu tính ở động vật là?

Câu 2. Mang thai và sinh con ở thú có điểm nào ưu việt hơn so với sự đẻ trứng của các động vật khác ?

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD Ôn tập chương , đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều ôn tập chương 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác