Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quang chu kỳ là

  • A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
  • B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
  • C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.
  • D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.

Câu 2: Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển ở thực vật thường ở khoảng

  • A. 10 – 20oC.
  • B. 20 – 30oC.
  • C. 30 – 40oC.
  • D. 40 – 50oC.

Câu 3: Cho các yếu tố sau

  1. Nước.

  2. Nhiệt độ.

  3. Ánh sáng.

  4. Dinh dưỡng khoáng.

  5. Hormone ngoại sinh hoặc chất điều hòa sinh trưởng.

Số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là

  •  A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 4: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

  • A. Làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
  • B. Làm cho cây lớn lên và to ra.
  • C. Làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
  • D. Hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 5: Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Cây vạn tuế.
  • C. Cây lưỡi hổ.
  • D. Cây bắp cải.

Câu 6:  Bạn Lan trồng một cây ngô trên chậu đất. Lan cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm. Cho một số phương pháp sau:

1. Đo chiều dài của cây.

2. Đo chiều rộng của thân cây.

3. Quan sát xem cây có ra lá không.

4. Đo kích thước lá cây.

5. Quan sát xem cây có ra bắp không.

Trong các phương pháp trên, Lan có thể xác định cây ngô có sinh trưởng hay không bằng các phương pháp là

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 1, 2, 3, 4.
  • D. 1, 3, 4, 5.

Câu 7: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Sinh trưởng.

b) Thụ phấn.

c) Quang hợp.

d) Thoát hơi nước.

e) Phát triển.

g) Ra hoa.

h) Hình thành quả.

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 7.
  • D. 4.

Câu 8: Biểu hiện của cây khi thừa chất dinh dưỡng là

  • A. Cây sinh trưởng và phát triển kém, thân còi cọc, lá ít và nhạt màu.
  • B. Cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đầy đủ lá, lá xanh mượt.
  • C. Cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh nhưng lá ít, nhạt màu, dễ gãy rụng.
  • D. Cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh nhưng thân bị yếu, dễ gãy, lá dễ gãy rụng.

Câu 9: Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

  • A. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.
  • B. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • C. Ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • D. Ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Câu 10: Biện pháp canh tác như “làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Độ ẩm.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình tạo ra chất hữu cơ giúp cây lớn lên; đây là quá trình gì?

  • A. Hô hấp tế bào.
  • B. Quang hợp.
  • C. Vận chuyển nước trong cây.
  • D. Dự trữ tinh bột.

Câu 2: Thực vật ra hoa và đâm chồi vào mùa xuân, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?

  • A. Nước.
  • B. Độ ẩm.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 3: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?​

  • A. Cây sen đá.
  • B. Cây cam.
  • C. Cây xương rồng.
  • D. Cây rêu.

Câu 4: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?​

  • A. Do tác động của gió từ một phía.
  • B. Do cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
  • C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
  • D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. 

Câu 5: Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?​

  • A. Ngọn cây.
  • B. Lá cây. 
  • C. Thân cây.
  • D. Rễ cây.

Câu 6: Khi sử dụng chất kích thích để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng cần

  • A. Sử dụng vào thời điểm ngay sau khi hạt nảy mầm hoặc trước khi cây ra hoa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • B. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất và các chuyên gia để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • C. Sử dụng cùng một loại chất kích thích cho tất cả các loại cây trồng để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • D. Sử dụng cùng một liều lượng chất kích thích cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Câu 7: Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?

  • A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
  • B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
  • C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
  • D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Câu 8: Người nông dân thường sử dụng các loại bóng đen sợi thắp vào đêm kích thích hoa nở, thể hiện sử ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vât?

  • A. Nước và nhiệt độ.
  • B. Độ ẩm và ánh sáng.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 9: Biện pháp canh tác: “bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Chất dinh dưỡng khoáng.
  • D. Độ ẩm.

Câu 10: Biện pháp canh tác: “tưới tiêu chủ động đảm bảo giữ độ ẩm thích hợp với mỗi loại cây trồng” là sự vận dụng kiến thức về yếu tố bên ngoài nào?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Chất dinh dưỡng khoáng.
  • D. Độ ẩm.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nước có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

 

Câu 2 ( 4 điểm). Đất có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nước có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

Câu 2 ( 4 điểm). Đất có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Ánh sáng có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

Câu 2 ( 4 điểm). Chất dinh dưỡng khoáng có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống. 

 ………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. 

  • A. Sinh trưởng.
  • B. Phát triển.
  • C. Lớn lên.
  • D. Dài ra.

Câu 2: Cây cà chua chuyển từ pha non trẻ sang pha trưởng thành khi có bao nhiêu lá?

  • A. 13.
  • B. 14.
  • C. 15.
  • D. 16.

Câu 3: Cho các hormone sau:

  1. Auxin.

  2. Abscisic acid.

  3. Gibberellin.

  4. Ethylene.

  5. Cytokinine.

Các hormone ức chế sinh trưởng là:

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4).
  • D. (3), (4), (5).

Câu 4: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự nào?​

  • A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. 
  • B. Trồng đồng thời cả hai loại cây. 
  • C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. 
  • D.Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. ​

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Chất điều hòa sinh trưởng có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

 

Câu 2: Làm thế nào môi trường ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây trồng?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hãy dự đoán tuổi của cây vùng ôn đới có bề mặt cắt ngang thân như sau

 Học sinh tham khảo

  • A. 24.
  • B. 2.
  • C. 48.
  • D. 12.

Câu 2: Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:

  • A. Kích thước tế bào tăng lên.
  • B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào.
  • C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh.
  • D. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

Câu 3: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?​

  • A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
  • B. Khả năng sống bị giảm, sau đó không phát triển bình thường.
  • C. Khả năng sống bị giảm, có thể bị chết. 
  • D. Không thể sống được. 

Câu 4: Để thúc đẩy quá trình chín của quả, người nông dân sử dụng chất kích thích nào?​

  • A. Ethylene.
  • B. Auxin. 
  • C. Acid abscisic.
  • D. Cytokinin.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Hormone có tác động như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây?

Câu 2. Tại sao ánh sáng quang hợp là yếu tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 17

Bình luận

Giải bài tập những môn khác