Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 22 Sinh sản ở động vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 22 Sinh sản ở động vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là

  • A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
  • B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các  thế hệ cơ thể.
  • C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
  • D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu 2: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

A. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

  • B. Luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  • C. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  • D. Luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 3: Phụ nữ nên sinh con kế tiếp sau bao nhiêu năm để đảm bảo sức khỏe và sự hôi phục cơ thể?

  • A. Từ 3 năm
  • B. Từ 1 năm
  • C. 20 năm
  • D. 30 năm

Câu 4: Ở người, sau khoảng bao lâu thì người phụ nữ mang thai sẽ sinh con?

  • A. 7 tuần
  • B. 9 tháng 10 ngày
  • C. 1 năm
  • D. 90 tuần

Câu 5: Các hình thức sinh sản vô tính?

  • A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  • B. Ghép đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
  • C. Phân đôi, nảy chồi, phân bào nguyên nhiễm, trinh sinh
  • D. Phân đôi, lóng sinh sản, phân mảnh, trinh sinh

Câu 6: Nhóm động vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?

  • A. Ong, thủy tức, trùng đế giày.
  • B. Cá, thú, chim.
  • C. Ếch, bò sát, côn trùng.
  • D. Giun đất, côn trùng.

Câu 7: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây?

  1. Ong

  2. Mối

  3. Giun dẹp

  4. Bọ xít

  5. Kiến

  6. Rệp

  • A. 1, 2, 3
  • B. 2, 3, 4
  • C. 3, 4, 5
  • D. 1, 5, 6

Câu 8: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là

  • A. Phân đôi    
  • B. Trinh sinh
  • C. Phân mảnh    
  • D. Nảy chồi

Câu 9: Điều gì làm cho dương vật của con người to ra và trở nên cứng cáp? 

  • A. tinh dịch 
  • B. máu 
  • C. xương 
  • D. cơ bắp co lại

Câu 10: Xét các đặc điểm sau:

  1. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

  2. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

  3. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

  4. Là hình thức sinh sản phổ biến.

  5. Thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Những đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật là

  • A. (4) và (5).       
  • B. (2) và (5).
  • C. (2) và (3).       
  • D. (1) và (5).

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chức năng của quả là?

  • A. Chức năng thẩm mỹ
  • B. Bảo vệ hạt và phát tán hạt
  • C. Nuôi dưỡng hạt
  • D. Thu chất dĩnh dưỡng cho cây

Câu 2: Thai sinh là hiện tượng.

  • A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.
  • B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
  • C. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.
  • D. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

Câu 3: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là

  • A. Nảy chồi       
  • B. Trinh sinh
  • C. Phân mảnh       
  • D. Phân đôi

Câu 4: Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là

  • A. Nảy chồi.       
  • B. Trinh sinh.
  • C. Phân mảnh.       
  • D. Phân đôi.

Câu 5: Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là

  • A. Nảy chồi.       
  • B. Trinh sinh.
  • C. Phân mảnh.       
  • D. Phân đôi.

 Câu 6: Sinh sản vô tính gặp ở

  • A. Nhiều loài động vật có tổ chức thấp
  • B. Hầu hết động vật không xương sống
  • C. Động vật có xương sống
  • D. Động vật đơn bào

Câu 7: Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là

  • A. Nảy chồi    
  • B. Phân mảnh
  • C. Trinh sinh    
  • D. Phân đôi

Câu 8: Các loại hoocmôn phối hợp kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng là hoocmôn

  • A. kích thích nang trứng, hoocmôn tạo thể vàng và ơstrogen
  • B. progesteron, hoocmôn thể vàng (LH) và ơstrogen
  • C. kích thích nang trứng (FSH), progesteron và ơstrogen
  • D. kích thích nang trứng, hoocmôn tạo thể vàng và progestero

Câu 9: Ở người, sự hình thành các cơ quan trong phôi về cơ bản hoàn thành vào cuối giai đoạn nào của thai kỳ? 

  • A. tuần đầu tiên 
  • B. tháng đầu tiên 
  • C. ba tháng đầu 
  • D. tam cá nguyệt thứ hai

Câu 10: Thai sinh là hiện tượng

  • A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.
  • B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
  • C. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.
  • D. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày và phân tích quá trình thụ tinh ở động vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao một số loài động vật có thể sinh sản bằng cách phân đôi bản thân, trong khi các loài khác cần sự kết hợp giữa cá thể khác giới để thụ tinh và sinh sản?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích cơ chế điều hòa sinh trứng ở người?

Câu 2 ( 4 điểm). Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép (ghép mô giữa hai cơ thể có sự bất đồng về mặt sinh học) lại không thể thành công ?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật có mấy giai đoạn?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4

Câu 2: Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?

  • A. Phân đôi, nảy chồi.
  • B. Trinh sinh, phân đôi.
  • C. Trinh sinh, phân mảnh.
  • D. Phân mảnh, nảy chồi.

Câu 3: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?

  • A. Trinh sinh. 
  • B. Phân mảnh.
  • C. Nảy chồi.
  • D. Phân đôi.

Câu 4: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là

  • A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
  • B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái.
  • C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
  • D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày các hình thức sinh đẻ ở động vật?

Câu 2: Làm thế nào các loài động vật biết được cách thức phân biệt giới tính và tạo ra các tế bào sinh dục tương ứng với giới tính của mình?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

  • A. Đẻ trứng, đẻ trứng thai, đẻ con
  • B. Đẻ thai, đẻ con
  • C. Đẻ trứng, đẻ trứng con
  • D. Đẻ trứng thai, đẻ bào tử

Câu 2: Giao tử cái ở thực vật được gọi là

  • A. Hợp tử
  • B. Phôi
  • C. Hạt phấn
  • D. Noãn cầu

Câu 3: Hình thức kiểm soát sinh sản nào sau đây không ngăn ngừa sự thụ thai (thụ tinh)? 

  • A. bao cao su 
  • B. vòng tránh thai
  • C. một cơ hoành 
  • D. thắt ống dẫn tinh

Câu 4: Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác.
  • B. Sự thụ phấn giữa hạt phấn với nhụy phấn của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
  • C. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với cây khác loài.
  • D. Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Phân tích cơ chế điều hòa sinh tinh?

Câu 2. Làm thế nào các loài động vật tạo ra sự đa dạng di truyền trong quá trình sinh sản và đảm bảo sự tiếp tục của giống?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 22 Sinh sản ở động vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác