Giáo án toán 6: Bài 1.Tập hợp - Phần tử của tập hợp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1: Tập hợp - Phần tử của tập hợp. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: TẬP HỢP – PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I. MỤC TIÊU Qua bài này giúp học sinh: 1. Kiến thức: Học sinh làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy ví dụ về tập hợp. Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước. 2. Kỹ năng: - Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các ký hiệu . - Biết đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn. 3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc và hứng thú học tập. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học. - Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) 2. Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung A. Hoạt động khởi động (2 phút) Mục tiêu: HS có các đồ dùng học tập cần thiết phục vụ môn học và biết về nội dung chương I. Phương pháp: Thuyết trình, trực quan. - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Giới thiệu nội dung chương I. Trong chương I, bên cạnh việc ôn tập và hệ thống hóa các nội dung về số tự nhiên đã học ở bậc Tiểu học, còn thêm nhiều nội dung mới: Phép nâng lên lũy thừa, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung. GV giới thiệu tiết học: “Tập hợp. Phần tử của tập hợp” HS lắng nghe, ghi chép (nếu cần) HS lấy sách vở, bút ghi chép bài B. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Các ví dụ. (7 phút) Mục tiêu: Học sinh lấy được một ví dụ cụ thể về tập hợp Phương pháp: Thuyết trình, luyện tập thực hành, vấn đáp GV cho học sinh quan sát Hình 1 SGK rồi giới thiệu tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn. Yêu cầu học sinh tìm các đồ vật trong lớp để lấy ví dụ về tập hợp. GV: lấy thêm 2 ví dụ SGK: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 Tập hợp các chữ cái a, b, c ? Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về tập hợp. Người ta viết và ký hiệu tập hợp như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu mục 2. - Tập hợp học sinh lớp 6A - Tập hợp bàn, ghế trong phòng học lớp 6A … - Tập hợp các quyển sách (cái bút) trong phòng học lớp 6A - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100; … 1. Các ví dụ - Tập hợp học sinh lớp 6A - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100 - Tập hợp các chữ cái c, d, e, g Hoạt động 2: Cách viết. Các ký hiệu (18 phút) Mục tiêu: Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các ký hiệu . Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành Nghiên cứu SGK và cho thầy giáo biết người ta đặt tên cho tập hợp như thế nào? ? Các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là những số nào? GV đưa ra cách viết tập hợp A và tập hợp B. (Tập hợp A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4) GV giới thiệu các số 0;1;2;3 là các phần tử của tập hợp A. Hoạt động nhóm: GV yêu cầu học sinh quan sát cách viết tập hợp như trên bảng, hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi: ? Các phần tử của tập hợp được viết ở đâu? ? Giữa các phần tử có dấu gì? ? Mỗi phần tử được liệt kê mấy lần ? Thứ tự các phần tử ra sao? Giáo viên giới thiệu ký hiệu và cách đọc, yêu cầu học sinh đọc. GV giới thiệu cách đọc thứ hai: : 1 là phần tử của A : 5 không là phần tử của A. GV treo bảng phụ: Hãy điền số hoặc ký hiệu thích hợp vào ô trống. 3 A; 7 A; A. ( ý cuối học sinh lựa chọn 1 trong 4 số đều đúng) Cách viết tập hợp A nói trên là cách viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp, ngoài cách viết đó ra người ta có thể viết tập A dựa vào chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử x thuộc tập hợp A. Đó là và Vậy có mấy cách viết tập hợp: Là cách nào? GV chốt kiến thức, yêu cầu HS về nhà đọc lại phần chú ý / SGK Giáo viên giới thiệu sơ đồ Ven: Biểu diễn một tập hợp bằng một vòng kín, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng tròn đó. Người ta đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa. Số 0; 1; 2 và 3 HS lắng nghe HS hoạt động cặp đôi thảo luận - Các phần tử được viết trong hai dấu ngoặc nhọn - Giữa phần tử có dấu “;” khi phần tử là số, là dấu “,” nếu phần tử là chữ - Mỗi phần tử được liệt kê một lần - Thứ tự các phần tử được liệt kê tùy ý. đọc là thuộc đọc là không thuộc HS ghi nhớ cách đọc. HS hoạt động cá nhân ; ; HS lắng nghe, ghi chép Học sinh đọc phần đóng khung, in đậm SGK. 2. Cách viết, cách ký hiệu. - Đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa. VD: hay hay Các số 0;1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A. Các chữ a, b, c là các phần tử của tập hợp B Kí hiệu: đọc là 1 thuộc A đọc là 5 không thuộc A Hay Chú ý/ SGK trang 5 - Sơ đồ Ven A C. Hoạt động luyện tập ( 10 phút) Mục đích: Học sinh biết viết một tập hợp cho trước, sử dụng thành thạo ký hiệu Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập Chia lớp làm các nhóm (2 bàn / 1 nhóm. Nhóm 1: Làm ?1 Nhóm 2: Làm bài tập 1/SGK/6 Yêu cầu viết tập hợp bằng 2 cách. GV nhận xét bài làm các nhóm, bổ sung. GV có thể hướng dẫn HS một cách viết tập hợp khác: Yêu cầu 1 học sinh làm ?2 GV nhận xét, lưu ý: Lưu ý vì mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê 1 lần nên tập hợp đó là đúng. Giáo viên yêu cầu học sinh minh họa tập hợp ở ?2 bằng vòng tròn kín (sơ đồ ven) HS hoạt động nhóm làm bài HS dưới lớp làm vào vở. HS lên bảng làm ?2, HS dưới lớp làm vào vở HS vẽ sơ đồ Ven ?1: Hoặc ; Bài tập 1/6 Hoặc ; ?2: D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức thực tế vào giải bài toán Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình Yêu cầu HS đọc đề bài 5/ SGK trang 6 Những tháng trong quý hai là? Những tháng có 30 ngày là? HS đọc đề bài. - Tháng tư, tháng năm, tháng sáu - Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một. HS lên viết tập hợp bằng cách đặt tên tập hợp và liệt kê số phần tử của tập hợp. A={ tháng tư, tháng năm, tháng sáu} B = { tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một} E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học. Phương pháp: Ghi chép Đố: Liệt kê tập hợp các bạn trong lớp có cùng tháng sinh với em. Viết tập hợp C đó bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp Bài tập về nhà; Bài tập 2, 3; 4 SGK trang 6 Bài tập 6,7, 8 SBT. Về nhà đọc lại kiến thức bài học trong SGK. Chuẩn bị tiết học sau: Tập hợp các số tự nhiên. HS ghi chép nội dung yêu cầu

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án toán 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án chi tiết Tập hợp - Phần tử của tập hợp, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tập hợp - Phần tử của tập hợp, giáo án 5 bước Tập hợp - Phần tử của tập hợp, giáo án 5 hoạt động Tập hợp - Phần tử của tập hợp

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều