Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hình ảnh sau mô tả loại rừng gì?

Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

  • A. Rừng ngập mặn
  • B. Rừng chống ô nhiễm môi trường
  • C. Rừng nguyên sinh
  • D. Rừng ôn đới thường xanh

Câu 2: Vì sao đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu?

  • A. Vì đất phù sa ở nước ta không phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu
  • B. Vì đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông
  • C. Vì đất phù sa ở nước ta không bị ngập nước
  • D. Vì đất phù sa ở nước ta không gần các khu vực đồi núi

Câu 3: Đất phù sa ở các vùng cửa sông, ven biển thuận lợi cho:

  • A. Trồng cây lương thực, rau quả, hoa màu và cây công nghiệp lâu năm
  • B. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
  • C. Trồng các loại cây gỗ quý
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải một biểu hiện của tính trạng thái hoá đất ở nước ta?

  • A. Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức
  • B. Đất canh tác bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí
  • C. Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển
  • D. Các vùng đất bị ô nhiễm nặng sẽ không thể cải tạo mà biến thành đất cát, ảnh hưởng xấu không chỉ đến nông nghiệp mà còn nhiều vấn đề khác.

Câu 5: Tại sao đất feralit có màu đỏ vàng?

  • A. Vì trong đất có vàng thô và tàn tích núi lửa
  • B. Vì trong đất có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
  • C. Vì sự ảnh hưởng của cây trồng
  • D. Vì sự ảnh hưởng của khí hậu lạnh

Câu 6: Đất bị rửa trôi, xói mòn ở các vùng đồi núi dẫn đến việc:

  • A. Các vùng đất này bị biến thành các trung tâm công nghiệp
  • B. Mưa lũ xảy ra triều miên ở các vùng này.
  • C. Đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đối với đất feralit, ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng các loại cây gì?

  • A. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực
  • B. Cây ngắn ngày, cây thực phẩm, cây hoa.
  • C. Cây lấy gỗ, cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm của đất feralit thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 – 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt thì lớp đá ong này sẽ:

  • A. Mềm nhũn ra, không còn khả năng giữ cho cây trồng đứng được.
  • B. Cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.
  • C. Biến thành đá cứng, bồi tụ lên thành các dãy núi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: 

Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Đây là hình ảnh:

  • A. Cánh đồng lúa gạo trên đất phù sa
  • B. Cánh đồng lúa mì trên đất feralit
  • C. Cánh đồng ngô trên đất phù sa
  • D. Đồng cỏ cao nguyên trên đất feralit

Câu 10: Đất phèn có đặc điểm gì?

  • A. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng
  • B. Đất có tính phèn, hỗ trợ các loại cây ven biển phát triển nhanh
  • C. Đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp
  • D. Cả A và B.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm đất phù sa

Câu 2 (4 điểm). Trình bày giá trị sử dụng của đất phù sa trong nông nghiệp, thủy sản


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

B

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

B

A

D

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. 

- Đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. Tuy nhiên, do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau: 

+ Đất phù sa sông (điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long) là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. 

+ Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng. 

+ Đất mặn là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.

 - Ngoài ra, còn một số loại đất phù sa khác như: đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,..

Câu 2:

- Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,...

 - Đối với sản xuất thuỷ sản: 

+ Các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. 

+ Ở những khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều và vùng cửa sông là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác