Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 14 Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
  • B. Địa hình đảo: Ngoài quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
  • C. Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Cô Tô (Kiên Giang), Phú Quý (Hải Phòng), …
  • D. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

Câu 2: Số 1 trong sơ đồ sau là vùng biển nào của Việt Nam?

Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 14 Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

  • A. Vùng nội thuỷ
  • B. Vùng lãnh hải
  • C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
  • D. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu 3: Lược đồ sau thể hiện điều gì?

Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 14 Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

  • A. Dòng biển mùa đông trên Biển Đông
  • B. Các đường cơ sở để tính phạm vi vùng biển giữa các nước giáp Biển Đông
  • C. Hướng di chuyển thường thấy của các tàu thuyền nước ngoài qua vùng biển Đông
  • D. Sự trù phú về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

Câu 4: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là:

  • A. Tiền đề để thiết lập một trật tự thế giới mới trên biển, nhờ đó các nước được đảm bảo về quyền lợi kinh tế.
  • B. Một hệ thống cơ sở pháp lí để các quốc gia có thể mua bán, trao đổi, giao dịch chủ quyền biển đảo với nhau.
  • C. Cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Việt Nam đã kí kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 vào năm nào?

  • A. 1982
  • B. 1985
  • C. 1995
  • D. 2003

Câu 6: Điểm 0 trong các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam nằm ở đâu?

  • A. Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia.
  • B. Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang
  • C. Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.

Câu 7: Biển Đông là:

  • A. Một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
  • B. Một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 30°N đến vĩ độ 76°B và từ khoảng kinh độ 10°Đ đến kinh độ 51°Đ.
  • C. Một biển tách biệt, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
  • D. Một biển tách biệt, trải rộng từ khoảng vĩ độ 30°N đến vĩ độ 76°B và từ khoảng kinh độ 10°Đ đến kinh độ 51°Đ.

 

Câu 8: Ngày 25/12/2000 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ được kí kết.
  • B. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ được kí kết.
  • C. Việt Nam giành chiến thắng trong chiến dịch tấn công lấn chiếm trái phép của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là:

  • A. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ
  • B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ
  • C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long
  • D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh

Câu 10: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam không có vùng biển nào sau đây?

  • A. Nội thuỷ
  • B. Lãnh hải
  • C. Vùng thềm lục địa
  • D. Vùng tiếp giáp biển quốc tế

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Trình bày các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.

Câu 2 (4 điểm). Muốn khai thác lâu dài và bảo vệ tốt môi trường biển, chúng ta cần phải làm gì?


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

A

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

A

D

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta là đường thẳng gãy khúc, nối liền 12 điểm có tọa độ xác định. Cụ thể là: 

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia. 

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. 

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo.

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo. 

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận.

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa.

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định.

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Câu 2:

Muốn khai thác lâu dài và bảo vệ tốt môi trường biển, chúng ta cần:

- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển,...

- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép tài nguyên biển.

- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát


Bình luận

Giải bài tập những môn khác