Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 2: Đặc điểm địa hình

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là:

  • A. Đồng bằng Tây Bắc và đồng bằng Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung

Câu 2: Phần số 1 trong lát cắt địa hình sau là gì?

Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 2: Đặc điểm địa hình

  • A. Fansipan
  • B. Phu Luông
  • C. Dãy núi Tam Điệp
  • D. Thành phố Thanh Hoá

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã làm chậm tốc độ phong hoá, giúp cho khí hậu trở nên điều hoà.
  • B. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
  • C. Các vật liệu phong hoá ở vùng đồi núi sẽ theo các tác nhân ngoại lực vận chuyển xuống bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng.
  • D. Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là karst, cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động rộng lớn.

Câu 4: Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên:

  • A. Sự bằng phẳng giữa các vùng miền với nhau
  • B. Khung cấu trúc địa hình nhân tạo, góp phần làm đẹp cảnh quan.
  • C. Nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là:

  • A. Địa hình đồi núi
  • B. Địa hình đồng bằng 
  • C. Địa hình sông ngòi
  • D. Địa hình hải đảo

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng:

  • A. 5000 $km^2$
  • B. 15000 $km^2$
  • C. 35000 $km^2$
  • D. 105000 $km^2$

Câu 7: Với độ cao trên 1 400 m, dãy Bạch Mã được xem là: 

  • A. Nơi chuyển tiếp giữa khí hậu vùng núi phía tây và vùng đồng phía đông.
  • B. Ranh giới tự nhiên góp phần tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa lãnh thổ phía bắc với lãnh thổ phía nam.
  • C. Ngọn núi có vị trí chiến lược trong bảo vệ Tổ quốc nhìn từ phía trung tâm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?

  • A. Sông Tiền
  • B. Sông Thái Bình
  • C. Sông Vàm Cỏ
  • D. Sông Mê Công

Câu 9: Dãy Bạch Mã nằm giữa:

  • A. Quảng Ninh và Hải Phòng
  • B. Thái Nguyên và Hà Nội
  • C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
  • D. Kon Tum và Gia Lai

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Khu vực Tây Bắc chỉ có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,…
  • B. Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
  • C. Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
  • D. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 2 (4 điểm). Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

- Địa hình các tơ. 

- Địa hình cao nguyên badan


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

A

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

D

C

A

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Đồng bằng sông Hồng: 

+ Diện tích: khoảng 15.000 $km^2$, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. 

+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp. 

- Đồng bằng sông Cửu Long: 

+ Diện tích: khoảng 40.000 $km^2$, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. + Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…

Câu 2: 

- Địa hình các tơ nhiệt đới: 

+ Địa hình này ở nước ta chiếm 50000$km^2$, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có nhiều thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá: CaCO3 + H2CO3 → Ca(HCO3)2 

+ Sự hòa tan đá vôi ở nhiệt độ vùng nhiệt đới như nước xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình các tơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hoạt động có những hình thù kì lạ. 

- Địa hình cao nguyên badan: 

+ Các cao nguyên badan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. 

+ Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ… Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000$km^2$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác