Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 8 Đặc điểm thủy văn

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Mùa lũ kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. 
  • B. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.
  • C. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm. 
  • D. Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

Câu 2: Dọc bờ biển nước ta, trung bình khoảng bao nhiêu km thì lại có một cửa sông?

  • A. 2 km
  • B. 20 km
  • C. 200 km
  • D. 2000 km

Câu 3: Đâu là vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt?

  • A. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân, nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...
  • B. Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
  • C. Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Sông nào ở Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc?

  • A. Sông Hồng
  • B. Sông Lô
  • C. Sông Kỳ Cùng
  • D. Không có con sông nào

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
  • B. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nhân tạo lớn ở Đông Nam Á.
  • C. Hồ Hoà Bình là công trình chứa nước cho nhà máy thuỷ điện lớn thứ nhất ở Việt Nam.
  • D. Hồ, đầm có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 6: Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng nào?

  • A. Tây bắc – đông nam
  • B. Vòng cung
  • C. Đông nam – tây bắc
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Cửu Long?

  • A. Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 7 300 km, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
  • B. Sông Mê Công chảy tới Phnôm Pênh chia thành ba nhánh: một nhánh chảy vào hồ Tông lê Sáp (Cam-pu-chia), hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam với chiều dài trung bình là 230 km.
  • C. Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có hơn 280 phụ lưu.
  • D. Mùa lũ sông Cửu Long kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

Câu 8:

Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 8 Đặc điểm thủy văn

Đây là hình ảnh của:

  • A. Thác nước Bản Giốc
  • B. Thác nước Dray Nur
  • C. Suối khoáng nóng Nha Trang
  • D. Suối khoáng nóng Bình Châu

Câu 9: Sông Thu Bồn dài bao nhiêu và bắt nguồn từ đâu?

  • A. Dài 117 km, bắt nguồn từ vùng núi Trung Nam Sơn
  • B. Dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam
  • C. Dài 570 km, bắt nguồn từ nước Lào
  • D. Dài 857 km, bắt nguồn từ Campuchia

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Hồng?

  • A. Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu. 
  • B. Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác. 
  • C. Mùa lũ thường kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. 
  • D. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Tìm hiểu về vai trò của hồ thủy lợi Dầu Tiếng

Câu 2 (4 điểm). Giải thích tại sao chế độ nước sông ở ba vùng sông ngòi nước ta lại có sự khác nhau?


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

A

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

B

C

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 $km^2$, chứa 1,5 tỉ $m^3$ nước. 

- Vai trò: 

+ Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp thuộc các tỉnh: Tây Ninh, BÌnh Dương, Bình Phước, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 

+ Tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ để nuôi cá. 

+ Phát triển du lịch. 

+ Cải tạo môi trường, sinh thái. 

+ Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trong vùng khoảng 100 triệu $m^3$ mỗi năm.

Câu 2:

Chế độ nước của ba vùng sông ngòi lại có sự khác nhau là do: 

- Đặc điểm nền địa chất, địa hình lưu vực và hình dạng lãnh thổ ở ba vùng sông ngòi có sự khác nhau.

 - Do đặc điểm khí hậu, đặc biệt là chế độ mưa ở ba vùng khác nhau. 

- Ngoài ra, còn do tác động của các nhân tố khác như: đặc điểm lưu vực (diện tích, phụ lưu,...), thực vật, hồ, đầm và nhân tố con người


Bình luận

Giải bài tập những môn khác