Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một biên pháp để hạn chế phát thải khí nhà kính?

  • A. Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  • B. Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
  • C. Tăng cường trồng các giống cây truyền thống thay cho các giống hiện đại.
  • D. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 2: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nào sau đây không đúng?

  • A. Ngắn hạn: sử dụng tối thiểu nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.
  • B. Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
  • C. Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu,...
  • D. Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...

Câu 3: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “biến động thất thường về lượng mưa”?

  • A. Lập đàn tế trời cho mưa thuận gió hoà
  • B. Quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước
  • C. Phát triển du lịch mùa lũ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm: 

  • A. Cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm
  • B. Lại tăng cao so với trung bình nhiều năm
  • C. Không còn duy trì được tính chất sạch sẽ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu” cần hiểu như thế nào?

  • A. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó
  • B. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để đối phó với biến đổi khí hậu, đập tan những nơi chủ chốt gây ra biến đổi khí hậu.
  • C. Con người cần phải luyện tập các bài tập về cơ bắp, thể lực,… để tăng cường khả năng chống chịu trước sự khắc nghiệt ngày càng cao của khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Có thể ứng phó với biến đổi khí hậu bằng giải pháp nào?

  • A. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
  • B. Thích ứng với biến đổi khí hậu
  • C. Di chuyển sang sao Hoả
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm cho các đợt mưa lớn:

  • A. Xảy ra nhiều hơn mức bình thường
  • B. Xảy ra ít hơn bình thường
  • C. Xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ
  • D. Có sức tàn phá khủng khiếp hơn

Câu 8: Số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên bao nhiêu trên phạm vi cả nước?

  • A. 3 – 5 ngày/quý
  • B. 3 – 5 ngày/năm
  • C. 3 – 5 ngày/thập kỉ
  • D. 3 – 5 ngày/thế kỉ

Câu 9: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “mực nước biển dâng”?

  • A. Làm nước biển đông lại rồi chở chúng quay trở lại hai cực của Trái Đất
  • B. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác
  • C. Chấp nhận buông bỏ các khu vực ven biển
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được:

  • A. Tiến hành riêng rẽ và cần có sự quyết liệt của chính phủ mỗi quốc gia.
  • B. Bảo đảm tính chính xác, an toàn và giúp kinh tế tăng trưởng mạnh.
  • C. Tiến hành đồng thời và có sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1 (6 điểm). Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

B

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

C

B

C

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Nguyên nhân tự nhiên: 

+ Sự thay đổi rất nhỏ của quỹ đạo trái đất, dẫn đến thay đổi về phân bố bức xạ mặt trời lên bề mặt trái đất. 

+ Núi lửa phun trào: khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng một lượng khí nhà kính khổng lồ, có thể ảnh hướng lớn trong một khu vực nhất định và góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. 

+ Băng tan: băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, giải phóng một lượng lớn khí này, góp phần gây hiệu ứng nhà kính.

- Nguyên nhân nhân tạo: 

+ Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt, than đá cùng các loại khí thải khác phát sinh trong quá trình sản xuất của con người. 

+ Phá rừng khí một diện tích lớn cây xanh mất đi, giảm khả năng để điều hòa lượng khí CO2

Câu 2:

- Một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu: 

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng các công trình thuỷ lợi. 

+ Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển. 

+ Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường. 

+ Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng. 

+ Sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,...) tiết kiệm và hiệu quả


Bình luận

Giải bài tập những môn khác