Đề số 3: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 6 Đặc điểm khí hậu

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Gió mùa mùa đông hoạt động từ:

  • A. Tháng 1 đến tháng 5
  • B. Tháng 3 đến tháng 10
  • C. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
  • D. Tháng 12 đến tháng 5 năm sau

Câu 2. Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn:

  • A. Dương 
  • B. Âm
  • C. Âm vào các tháng mùa đông và dương vào các tháng mùa hè
  • D. Âm vào các tháng mùa hè và dương vào các tháng mùa đông

Câu 3. Gió mùa mùa đông vào nước ta do tác động của:

  • A. Khối khí lạnh từ Trung Quốc di chuyển xuống nước ta theo hướng tây bắc
  • B. Khối khí lạnh từ phương bắc di chuyển xuống theo hướng đông bắc
  • C. Luồng khí lạnh được tạo ra bởi các dãy núi và khí hậu cận cực phương bắc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng về tính chất ẩm của khí hậu nước ta?

  • A. Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm. 
  • B. Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm. 
  • C. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm khoảng 3 000 – 4 000 mm/năm.
  • D. Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 98%.

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm): Chứng minh rằng khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới 

Câu 2 (4 điểm): Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi nước ta


I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

B

D

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ: 

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương (từ 70 - 100 kcal/cm2/năm). 

+ Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam. 

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm.

Câu 2:

Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi là:

- Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước. 

- Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường. 

- Mưa lớn tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác