Đề số 3: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Lập trục thời gian thể hiện những hoạt động chính của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 2 (4 điểm). Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.


Câu 1: 

- Năm 1842: Ph.Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây, biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. 

- Năm 1843: sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C.Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp. 

- Năm 1844: Ph.Ăng-ghen từ Anh sang Pháp gặp C.Mác. 2 ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. 

- Đầu năm 1848: C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Cương lĩnh của đồng minh những người cộng sản. 

- Năm 1864: Quốc tế thứ nhất được thành lập, C.Mác tham gia Ban lãnh đạo, trở thành linh hồn của tổ chức này.

- Năm 1889: Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph.Ăng-ghen.

Câu 2: 

+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (vào tháng 6/1848),…

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C.Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này. 

+ Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác