Đề số 4: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm).  Hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2 (4 điểm). Tại sao các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại?


Câu 1: 

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769):

+ Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên, được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.

+ Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống. 

+ Sau khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751): 

+ Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao. Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751): 

+ Địa bàn hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là ở Đồ Sơn, Vân Đồn,... 

+ Nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An. 

+ Cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

Câu 2: 

Các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII lại thất bại vì: 

- Nổ ra lẻ tẻ, không đồng thời. 

- Chưa có sự liên kết, thống nhất hợp thành phong trào rộng lớn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác