Đề số 5: Đề kiểm tra Lịch sử 8 CTST bài 16 Nhật Bản

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Với cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản đã:

  • A. Phát triển vượt bậc, trở thành nước tư bản công nghiệp
  • B. Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
  • C. Có vị thế bình đẳng với các nước Âu – Mỹ
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2: Chiến tranh Trung – Nhật diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1860 – 1862
  • B. 1868 – 1874
  • C. 1886 – 1889
  • D. 1894 – 1895 

Câu 3: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như:

  • A. Một cuộc cách mạng công nghiệp
  • B. Một cuộc cách mạng tư sản
  • C. Một cuộc cách mạng vô sản
  • D. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 4: Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở Nhật Bản đầu thế kỉ XX đã kéo theo:

  • A. Sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng
  • B. Những tiến bộ trong nghiên cứu nông nghiệp
  • C. Việc phát xít hoá toàn bộ bộ máy chính quyền của Nhật Bản.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị.

Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

A

Tự luận:

Câu 1:

- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.

Câu 2:

* Ý nghĩa: 

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

* Hạn chế: 

- Chưa đủ triệt để để tiêu dệt thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).

- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho người nông dân.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác