Đề số 1: Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

  • A. Các tế bào biểu bì.
  • B. Các tế bào nhu mô.
  • C. Các tế bào lông hút.
  • D. Các tế bào khí khổng.

Câu 2: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo

  • A. Mạch khoáng.  
  • B. Mạch leo.
  • C. Mạch gỗ.
  • D. Mạch rây.

Câu 3: Nước và muối khoảng ở mạch gỗ được vận chuyển đến

  • A. Thân và rễ cây.
  • B. Thân và lá cây.
  • C. Rễ và lá cây.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4:  Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là

  • A. Đi lên.
  • B. Đi xuống.
  • C. Ngẫu nhiên.
  • D. Không xác định được.

Câu 5: Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua

  • A. Lông hút ở rễ.
  • B. Lỗ chân lông ở thân cây.
  • C. Khí khổng ở thân.
  • D. Khí khổng ở lá.

Câu 6: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

  • A. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ
  • B. Nước và các ion khoáng.
  • C. Các ion khoáng.
  • D. Nước.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 8: Cho các phát biểu sau

(1)  Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(2)  Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(3)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.

(4)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.

(5)  Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.

Các phát biểu đúng là

  • A. (1), (3).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4).
  • D. (2), (3), (4).

Câu 9: Trong các đặc điểm sau

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.

(2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

(4) Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

  • A. 1.     
  • B. 2.     
  • C. 3.     
  • D. 4.

Câu 10: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

1. Hiện tượng rỉ nhựa

2. Hiện tượng ứ giọt

3. Hiện tượng thoát hơi nước

4. Hiện tượng đóng mở khí khổng

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4

 


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

D

B

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác