Đề số 2: Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  • A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
  • D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 2: Quan sát  mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

  • A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi.
  • B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp.
  • C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp.
  • D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy.

Câu 3: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  • A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
  • D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 4: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

  • A. Mô phân sinh bên
  • B. Mô phân sinh đỉnh cây
  • C. Mô phân sinh lỏng
  • D. Mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 5: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  • A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
  • B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
  • C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
  • D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 6: Giải phẫu mặt cắt ngang của thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của mặt cắt ngang sẽ thấy các lớp cấu trúc theo thứ tự tử ngoài vào trong thân là: 

  • A. Vỏ - tầng sinh vỏ - mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp - tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ sơ cấp- tủy.
  • B. Vỏ - tầng sinh vỏ - mạch rây thứ cấp - mạch rây sơ cấp - tầng sinh mạch - gỗ thứ cấp - gỗ sơ cấp - tủy.
  • C. Vỏ - tầng sinh vỏ - mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp - tầng sinh mạch - gỗ sơ cấp - gỗ thứ cấp - tủy.
  • D. Tầng sinh vỏ - vỏ- mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp - tầng sinh mạch - gỗ thứ cấp - gỗ sơ cấp - tủy.

Câu 7: Quá trình phát triển ở thực vật có hoa theo thứ tự các pha nào sau đây?

  • A. Pha phát triển phôi → pha non trẻ → pha trưởng thành → pha sinh sản → pha già.
  • B. Pha non trẻ → pha phát triển phôi → pha trưởng thành → pha sinh sản → pha già.
  • C. Pha non trẻ → pha phát triển phôi → pha sinh sản → pha trưởng thành → pha già.
  • D. Pha phát triển phôi → pha non trẻ → pha sinh sản → pha trưởng thành → pha già.

Câu 8: Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?

  • A. Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ
  • B. Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài
  • C. Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ
  • D. Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ

Câu 9: Đối với các cây trồng lấy sợi như: đay; cây trồng lấy gỗ người ta không cắt ngọn

  • A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
  • B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
  • C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
  • D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng

Câu 10: Loại hormone có tác dụng trái ngược với giberelin là

  • A. Auxin
  • B. Xitokinin
  • C. Etylen
  • D. AAB


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

B

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

B

A

D


Bình luận

Giải bài tập những môn khác