Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 12 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về ASEAN?

  • A. Đến năm 2021, ASEAN có 11 thành viên.
  • B. Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Kuala Lumpur, lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
  • C. Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
  • D. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN (có hiệu lực từ ngày 15–12–2008).

Câu 2: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

  • A. 1984
  • B. 1995
  • C. 1997
  • D. 1999

Câu 3: Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN không bao gồm:

  • A. Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN
  • B. Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN
  • C. Hội đồng Công nghệ cao ASEAN
  • D. Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN

Câu 4: Các ý dưới đây nêu mục đích của các hiệp định, diễn đàn,… nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước ASEAN và/hoặc thế giới về văn hoá. Ý nào không đúng?

  • A. Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Giáo dục (AICE): thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên.
  • B. Đại hội Thể thao Đông Nam Á: nhằm tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và không ngừng nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn.
  • C. Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP): nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản.
  • D. Các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên ASEAN (AMMY), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW),... thường xuyên được diễn ra, nhằm củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao ASEAN không có đồng tiền chung giống như EU?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

A

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

* Sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:

  • Ngày thành lập: 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan).
  • Tuyên bố Băng Cốc (được xem là bản tuyên ngôn khai sinh ra ASEAN) đã đưa ra mục tiêu của tổ chức này.
  • Số lượng thành viên: 11/11 (tính đến năm 2022).
  • 15/12/2008: tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41 (AMM-41) được tổ chức ở Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực với các mục tiêu cụ thể và toàn diện.

Câu 2 (2 điểm):

ASEAN không có đồng tiền chung giống như EU vì trình độ phát triển không đồng đều giữa các nước trong khu vực, sự chậm phát triển trong lĩnh vực tài chính của một số quốc gia quốc gia làm cho việc thành lập đồng tiền chung gặp trở ngại. Ngoài ra, một đồng tiền chung cần hệ thống tài chính và thị trường mạnh mẽ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thể chế nhưng không phải tất cả các nước ASEAN đều có thể chế như vậy để đối phó với các mối đe dọa trong lĩnh vực tài chính.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác