Đề số 6: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 26 Kinh tế Trung Quốc

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quy mô GDP của Trung Quốc năm 2020 là bao nhiêu?

  • A. Khoảng 1 600 tỉ USD
  • B. Khoảng 6 000 tỉ USD 
  • C. Khoảng 14 700 tỉ USD
  • D. Khoảng 25 100 tỉ USD 

Câu 2: Dịch vụ của Trung Quốc là ngành:

  • A. Có tốc độ phát triển chậm và chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP.
  • B. Có tốc độ phát triển chậm nhưng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  • C. Có tốc độ phát triển nhanh nhưng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP.
  • D. Có tốc độ phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc cũng là nước có hệ thống thông tin, viễn thông phát triển nhờ trình độ khoa học – công nghệ không ngừng được nâng cao. 
  • B. Trung Quốc là quốc gia đi đầu về công nghệ 3G+ và đã xây dựng được mạng lưới 3G+ lớn nhất thế giới, số điện thoại trung bình trên 100 dân cao nhất trên thế giới.
  • C. Với tài nguyên du lịch đa dạng, Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển nên du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
  • D. Năm 2019, quốc gia này đã đón hơn 31.9 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu từ du lịch quốc tế khoảng 131.2 tỉ USD.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Trung Quốc?

  • A. Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978 với những chính sách như giao đất, tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh khoa học - kĩ thuật và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp,... 
  • B. Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc. 
  • C. Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 84.1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp. 
  • D. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trung Quốc và Việt Nam có mỗi quan hệ giữa hai nước láng giềng và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, chính trị. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy quốc gia này đã tái mở cửa. Theo em, điều này có ảnh hưởng tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày những nét đặc trưng về sự phát triển của các ngành bưu chính viễn thông ở Trung Quốc


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

B

C

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm): 

  • Cơ hội:
    • Việc Trung Quốc tái mở cửa đã thúc đẩy sự hồi sinh du lịch của Việt Nam và tạo các cơ hội việc làm liên quan đến ngành du lịch của Việt Nam vì Trung Quốc chiếm khoảng 30% tỉ trọng khách du lịch quốc tế.
    • Ngoài ra, quan hệ hợp tác thương mại quốc tế cũng thuận lợi hơn vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
  • Thách thức:
    • Hàng hóa trong nước chịu sự canh tranh của hàng hóa Trung Quốc, tăng áp lực nhập siêu.
    • Đồng Nhân dân tệ giảm giá tạo cơ hội cho các sản phẩm Trung Quốc dễ vào Việt Nam hơn và tăng áp lực cạnh tranh cho những doanh nghiệp nội địa.

Câu 2 (2 điểm):

* Những nét đặc trưng về sự phát triển của các ngành bưu chính viễn thông ở Trung Quốc:

  • Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước. 
  • Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh.
  • Viễn thông phát triển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020).
  • Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,...

Bình luận

Giải bài tập những môn khác