Đề số 6: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 9 EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm nào?

  • A. 1945
  • B. 1954 
  • C. 1967
  • D. 1993  

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về Liên Minh châu Âu (EU)?

  • A. Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
  • B. Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).
  • C. Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Paris (Pháp).
  • D. Năm 2020, Anh rời khỏi EU.

Câu 3: Quy mô GDP của EU năm 2021 là bao nhiêu?

  • A. Gần 5 nghìn tỉ USD
  • B. Hơn 17 nghìn tỉ USD
  • C. Gần 23 nghìn tỉ USD
  • D. Hơn 40 nghìn tỉ USD 

Câu 4: Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Maastricht bao gồm:

  • A. Cộng đồng châu Âu, Uỷ ban an ninh quốc tế, Chính sách văn hoá – xã hội
  • B. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành động để gìn giữ hoà bình; Chính sách an ninh EU
  • C. Cộng đồng châu Âu, Chính sách đối ngoại và an ninh, Hợp tác về tư pháp và nội vụ
  • D. Liên minh thuế quan, Thị trường nội địa, Liên minh kinh tế và tiền tệ.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh EU là trung tâm khoa học – công nghệ lớn hàng đầu thế giới.

Câu 2 (2 điểm): Ngày 30/6/2019, hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Việc kí kết hiệp định này với Liên minh châu Âu đã đem lại những thách thức gì cho Việt Nam?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

B

C

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

* EU là trung tâm khoa học – công nghệ lớn hàng đầu thế giới:

  • Các nước EU xây dựng Liên minh châu Âu thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới. 
  • Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu,…
  • Những năm gần đây, EU tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, điện tử vi mô, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.
  • Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học – công nghệ là: Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan,…

Câu 2 (2 điểm):

* Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi kí kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu:

  • Doanh nghiệp Việt Nam gặp áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước do hàng hóa chất lượng cao từ EU mở rộng sang thị trường Việt Nam.
  • Doanh nghiệp EU chưa hoạt động mạnh ở thị trường Việt Nam do đang trong giai đoạn phát triển.
  • Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và nhận biết về EVFTA.
  • Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU chưa có độ nhận diện cao, quảng bá kém.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác