Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 4: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 4: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật của Trần Tế Xương?

  • A. Tài hoa, uyên bác
  • B. Đậm chất trữ tình
  • C. Phản ánh rõ nét xã hội xưa
  • D. Đậm chất trào phúng

Câu 2: Bài thơ chủ yếu miêu tả điều gì?

  • A. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời
  • B. Bài thơ miêu tả cảnh sĩ tử đi thi hương và quá trình làm bài thi
  • C. Bài thơ miêu tả chốn thi cử của thời đại phong kiến xưa
  • D. Bài thơ miêu tả thể lệ cuộc thi Hương thời xưa

Câu 3:  Câu thơ “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” nói lên điều gì?

  •  A.Sự nghiêm khắc 
  • B. Sự cạnh tranh khốc liệt
  • C. Sự hỗn tạp 
  • D. Sự gian lận

Câu 4: Câu thơ: “Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến – Váy lê quét đất, mụ đầm ra” nói lên điều gì về thời thế lúc bấy giờ?

  • A. Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta
  • B. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài
  • C. Không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã
  • D. Hình ảnh nhục nhã khi nước mất, nhà tan.

Câu 5: Qua bài thơ em hãy cho biết Trần Tế Xương quan tâm đến những vấn đề gì?

  • A. Ông quan tâm đến việc thi cử của nước nhà, chọn ra người tài để giúp nước
  • B. Ông là người yêu nước nên thấy rất đau khổ, xấu hổ khi mất nước. Cùng với đó là sự loạn lạc thời thế do chính sách đô hộ của Thực Dân khiến ông xót xa hơn.
  • C. Ông là người luôn tham gia các cuộc thi do nước nhà tổ chức nên rất quan tâm đến điều này
  • D. Ông chỉ chú ý đến thi cử chứ không quan tâm tình trạng nước nhà

Câu 6:  Nhận định nào sau đây về bài thơ là đúng? 

  • A. Bài thơ chỉ rõ tình hình đất nước ta khi giặc Pháp đô hộ
  • B. Bài thơ chỉ ra tình hình chốn quan trường ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX 
  • C. Bài thơ chỉ mang tính tham khảo
  • D. Bài thơ không đề cập đến tình hình đất nước

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm về bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”?

Câu 2 (2 điểm): Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Qua việc thể hiện sự quan tâm đến nước nhà ta thấy

  • A. Tú Xương là một nhà thơ của hiện thực
  • B. Tú Xương là nhà thơ nhân đạo
  • C. Tú Xương là nhà thơ của chính trị
  • D. Tú Xương là nhà thơ hiện thực và nhân đạo

Câu 2: Bài thơ chủ yếu miêu tả điều gì?

  • A. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời
  • B. Bài thơ miêu tả cảnh sĩ tử đi thi hương và quá trình làm bài thi
  • C. Bài thơ miêu tả chốn thi cử của thời đại phong kiến xưa
  • D. Bài thơ miêu tả thể lệ cuộc thi Hương thời xưa

Câu 3: Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” tác giả đã cố tình đảo lộn từ nào? 

  • A. Lôi thôi
  • B. Sĩ tử 
  • C. Vai
  • D. Đeo lọ

Câu 4: Hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ-Ậm ọe quan trường miệng thét loa” nói lên điều gì?

  • A. Sự khắc nghiệt và nghiêm khắc của chốn thi cử
  • B. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có
  • C. Học hành khổ sở của sĩ tử 
  • D. Sự chính trực của giám thị

Câu 5: Bài thơ thể hiện suy nghĩ gì về nước nhà của Trần Tế xương? 

  • A. Suy nghĩ về việc thi cử 
  • B. Suy nghĩ về việc mất nước
  • C. Suy nghĩ về việc nghiêm khắc của chốn thi cử
  • D. Hổ thẹn, đau khổ về việc mất nước và việc tổ chức thi cử thời bấy giờ

Câu 6: Câu thơ “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” như là

  • A. Lời tuyên truyền của tác giả đến những người giỏi
  • B. Thể hiện sự yêu nước 
  • C. Thông báo tình hình của đất nước hiện nay
  • D. Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọi hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?         

 

Câu 2 (2điểm):  Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực. 

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 4 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác