Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 4: Thực hành tiếng Việt ( trang 86 - 87)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 4: Thực hành tiếng Việt ( trang 86 - 87). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ là gì?

  • A. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
  • B. Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế
  • C. Là từ mượn tiếng Việt
  • D. Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản

Câu 2: Từ “ăn” thể hiện sắc thái gì?

  • A. Sắc thái trung tính
  • B. Sắc thái trang trọng
  • C. Sắc thái nghĩa tích cực
  • D. Sắc thái nghĩa tiêu cực

Câu 3: Sắc nghĩa của từ có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến
  • B. Biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
  • C. Dùng để miêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Sắc thái nghĩa của từ có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 5: Sắc thái nghĩa của từ gồm những loại nào?

  • A. Sắc thái miêu tả
  • B. Sắc thái biểu cảm
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 6: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:

  • A. trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
  • B. cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
  • C. trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
  • D. cha, mẹ, vợ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:

a. ngắn – cụt lủn

b. cao – lêu nghêu

Câu 2 (2 điểm): Theo em, các từ in đậm trong các câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

- Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ là gì?

  • A. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
  • B. Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế
  • C. Là từ mượn tiếng Việt
  • D. Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản

Câu 2: Các từ ghép “trắng tinh, trắng xoá” đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ:

  • A. Nét nghĩa ẩn giữa sự thuần khiết và sự nhạt nhoà
  • B. Yếu tố chính “trắng”
  • C. Các yếu tố phụ “tinh, xóa”
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Các từ thuần Việt thường có sắc thái như thế nào?

  • A.Thân mật
  • B.Trang trọng
  • C.Cao thượng
  • D.Bần hàn

Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với “ngút ngát”?

  • A.Heo hút
  • B.Thênh thang
  • C.Lung tung
  • D.Ngút ngàn

Câu 5: “Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và ………..” Hãy điền từ còn thiếu vào câu trên.

  • A.Vợ
  • B.Phu nhân
  • C.Con ghệ
  • D.Con sư tử

Câu 6: Cho câu văn: “Người lớn bây giờ có xu hướng thích xem phim hoạt hình”. Từ Hán Việt “người lớn” được dùng để làm gì?

  • A.Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn
  • B.Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
  • C.Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
  • D.Từ này không phải từ Hán Việt.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm):  Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:

a. lên tiếng – cao giọng

b. chậm rãi – chậm chạp        

Câu 2 (2điểm): Theo em, các từ in đậm trong các câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

- Không thể thống kê chính xác số người chết trong nạn đói năm 1945.

- Người chiến sĩ ấy đã hi sinh trong một trận chiến ở biên giới phía Bắc.

- Cụ tôi đã mất cách đây năm năm.

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 4 Thực hành tiếng Việt ( trang 86 - 87), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác