Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 6: Bếp lửa

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 6: Bếp lửa. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khổ đầu tiên của bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Hoán dụ, điệp ngữ.
  • B. Nhân hóa, điệp ngữ.
  • C. Nói giảm nói tránh, điệp ngữ.
  • D. Ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 2: Câu thơ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu có gì đặc biệt?

  • A. Câu thơ là sự đánh dấu cho sự thay đổi thời gian.
  • B. Câu thơ là sự đánh dấu cho sự thay đổi về không gian.
  • C. Câu thơ gợi khoảng cách giữa người cháu và người bà.
  • D. Có 2 câu trên một dòng thơ.

Câu 3: Phép ẩn dụ bếp lửa ấp iu nồng đượm có tác dụng gì?

  • A. Liên tưởng đến đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
  • B. Thể hiện tình yêu thương của người bà, nuôi nấng cháu bằng tấm lòng ấm áp như hơi ấm bếp lửa.
  • C. Gợi hình ảnh đôi bàn tay vụng về, thô nhám của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 4: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?

  • A. Người cháu
  • B. Bếp lửa
  • C. Tiếng chim tu hú
  • D. Cuộc chiến tranh

Câu 5: Từ “ấp iu” trong câu “một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

  • A. Kiên nhẫn, khéo léo
  • B. Cần cù, chăm chỉ
  • C. Vụng về, thô nhám
  • D. Mảnh mai, yếu đuối

Câu 6: Tuổi thơ của người cháu bên bà được hiện lên như thế nào?

  • A. Một tuổi thơ hạnh phúc, đầy đủ, được gia đình yêu thương, bao bọc.
  • B. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà.
  • C. Một tuổi thơ trong chiến tranh đầy biến động dữ dội khiến hai bà cháu phải di chuyển nhiều nơi.
  • D. Một tuổi thơ cô đơn, buồn bã, thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài thơ là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

Câu 2 (2 điểm): Trong những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của người cháu những kỉ niệm nào về tình bà cháu được gợi lại?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

  • A. Tự sự.
  • B. Nghị luận.
  • C. Biểu cảm.
  • D. Miêu tả.

Câu 2: Trong câu thơ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Nói quá.
  • B. Đảo ngữ.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Nhân hóa.

Câu 3: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

  • A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
  • B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945
  • C. Nạn đói năm 1945
  • D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Câu 4: Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài?

  • A. Báo hiệu một mùa hè đã đến
  • B. Gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu
  • C. Nói lên nỗi nhớ mong của hai bà cháu
  • D. B và C đúng

Câu 5: Ý nghĩa của ba câu thơ sau:

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

  • A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà
  • B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà
  • C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 6: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa?

  • A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét
  • B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu
  • C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn
  • D. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định bố cục của bài thơ

Câu 2 (2 điểm): Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”?

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 6: Bếp lửa, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác