Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 8: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích Xuân Diệu)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 8 Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích Xuân Diệu). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Xuân Diệu đã sử dụng từ nào khi nói về bài thơ Thu điếu?

  • A. Giản dị.
  • B. Đặc trưng.
  • C. Tiêu biểu.
  • D. Xuất sắc.

Câu 2: Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về thơ văn Nguyễn Khuyến?

  • A. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị
  • B. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
  • C. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè
  • D. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác

Câu 3: Cái “thần” của cảnh thu trong bài Thu vịnh nằm ở chi tiết nào?

  • A. Bầu trời
  • B. Dòng nước
  • C. Giậu hoa
  • D. Cần trúc

Câu 4:  Cái thú vị của bài thơ Thu điếu về phương diện màu sắc là gì?

  • A. Cái thú vị ở màu vàng của chiếc lá thu rơi nổi bật trên nền xanh của trời cao mùa thu.
  • B. Cái thú vị là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
  • C. Cái thú vị là ở các màu vàng đặc trưng của mùa thu.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

  • A. Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
  • B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.
  • C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.
  • D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra, trào phúng là một phương diện nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Câu 6: Tại sao Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ?

  • A. Vì ông làm quan dưới 3 triều đại.
  • B. Vì ông tham gia 3 kì thi 3 lần.
  • C. Vì ông đỗ đầu cả 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình.
  • D. Vì ông thi trượt 3 lần.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm): Tác giả nghị luận chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

Câu 2 (2.5 điểm): Theo em, điểm chung của cảnh sắc mùa thu được miêu tả trong ba bài thơ: “Thu điểu”, “Thu vịnh”, “Thu âm” là gì?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đào Tiềm có điều gì khiến Nguyễn Khuyến cảm thấy thẹn?

  • A. Làm thơ giỏi.
  • B. Cao khiết, thanh cao, dũng khí dứt khoát từ quan vì chán ghét cảnh quan trường thối nát.
  • C. Đỗ đạt cao.
  • D. Giữ chức vụ quan trọng trong triều đình.

Câu 2: Xuân Diệu đã nhận xét bài thơ nào là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam?

  • A. Thu ẩm
  • B. Thu vịnh
  • C. Thu điếu
  • D. Sang thu

Câu 3: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến hiện lên như thế nào qua chùm thơ thu?

  • A. Tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên.
  • B. Một con người yêu quê hương, đất nước.
  • C. Tâm hồn nhạy cảm, mang nặng những suy tư về thời cuộc, đất nước.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến có đặc điểm nào giống nhau về nội dung?

  • A. Đều viết về trời thu.
  • B. Đều miêu tả cảnh thu và gửi gắm tâm trạng, nỗi niềm của tác giả về thời thế.
  • C. Đều viết về ao thu.
  • D. Đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân.

Câu 5: Xuân Diệu đã ca ngợi đặc điểm nào của thơ Nguyễn Khuyến?

  • A. Vần thơ
  • B. Tử vận
  • C. Kết hợp với từ, nghĩa chữ
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Ở bài thơ Thu điếu, Nguyễn Khuyến đã gieo vần gì và có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

  • A. Vần “ưng”, tạo không khí hiu hắt, se lạnh đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.
  • B. Vần “anh”, tạo không gian nhỏ hẹp, hài hòa với tâm hồn trĩu nặng tâm sự của nhà thơ.
  • C. Vần “at” – “ắt”, tạo không khí hiu hắt, se lạnh đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.
  • D. Vần “eo”, tạo một không gian nhỏ hẹp, hài hòa với tâm hồn trĩu nặng tâm sự của nhà thơ.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng nào?

Câu 2 (2 điểm): Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào giúp em nhận ra điều đó?

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 8 Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích Xuân Diệu), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác