Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 93

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 93. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Câu nghi vấn thường có sự xuất hiện của những từ nào?

  • A. hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…
  • B. ôi, than ôi, hỡi ôi (ơi), chao ôi (ơi), trời ơi (ôi), thay, biết (xiết) bao, biết chừng nào…
  • C. ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả…
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu kể?

  • A. Ôi tôi khổ quá mà!
  • B. Tôi thấy tôi thật khổ.
  • C. Tôi khổ quá mà phải không?
  • D. Đừng than vãn nữa!

Câu 4: Câu Cậu đừng lo lắng quá, tất cả rồi sẽ ổn thôi! có chức năng gì?

  • A. Yêu cầu.
  • B. Bộc lộ cảm xúc.
  • C. Ra lệnh.
  • D. Khuyên bảo.

Câu 5: Xác định kiểu câu và chức năng của câu.

Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm, đẹp biết chừng nào!

  • A. Câu cảm bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  • B. Câu kể bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  • C. Câu khiến bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  • D. Câu hỏi bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.

Câu 6: Kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp?

  • A. Câu kể.
  • B. Câu cảm.
  • C. Câu khiến.
  • D. Câu hỏi.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu cách phân biệt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

Câu 2 (2 điểm): Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong câu văn sau

Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngôi xa cách nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi! 

(Cuộc chia tay của những con búp bê)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phân theo mục đích nói thì có những kiểu câu nào?

  • A. Câu kể, câu hỏi, câu phủ định, câu cảm.
  • B. Câu hỏi, câu khiến, câu kể, câu cảm.
  • C. Câu cảm, câu khẳng định, câu khiến, câu hỏi.
  • D. Câu khiến, câu kể, câu phủ định, câu cảm.

Câu 2: Câu cầu khiến: “Đừng hút thuốc nữa nhé!” dùng để:

  • A. Khuyên bảo
  • B. Ra lệnh
  • C. Yêu cầu
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Câu cảm dùng để làm gì?

  • A. Kể về một hiện tượng, sự việc.
  • B. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể.
  • C. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp.
  • D. Nêu cảm xúc của người viết.

Câu 4: Những kiểu câu nào có thể dùng để bộc lộ cảm xúc?

  • A. Câu cảm, câu khiến.
  • B. Câu cảm, câu hỏi, câu khiến.
  • C. Câu cảm, câu hỏi, câu kể.
  • D. Câu cảm, câu kể.

Câu 5: Câu sau là kiểu câu nào và dựa vào đâu em xác định được?

Thật xúc động trong buổi tựu trường ngày hôm nay, chúng ta mặc trên mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu!

  • A. Câu khiến vì có từ thật ở đầu câu, kết thúc câu bằng dấu chấm than!
  • B. Câu kể vì nội dung câu kể về sự kiện ngày tựu trường.
  • C. Câu cảm vì có từ thật ở đầu câu, kết thúc câu bằng dấu chấm than!
  • D. Câu kể vì nội dung câu kể về việc học sinh mặc đồng phục có lá cờ Tổ quốc Việt Nam.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

  • A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều/ Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu
  • B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
  • C. Ai làm cho bể kia đầy/ Choa ao kia cạn cho gầy cò con
  • D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong các câu sau

a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

(Cây bút thần)

b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!

(Em bé thông minh)

Câu 2 (2 điểm): Nêu mục đích cụ thể của các câu trần thuật dưới đây

a. Mỗi câu “Chối này” chị cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

b. Những độc tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 9: Thực hành tiếng Việt trang 93, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác