Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 107)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 107). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu hỏi tu từ là gì?

  • A. Là một trong những phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học và giao tiếp hằng ngày, câu trả lời có sẵn trong câu hỏi
  • B. Là câu hỏi bình thường hàng ngày
  • C. Là câu hỏi vu vơ không có mục đích
  • D. Là những câu hỏi dài và không có mục đích

Câu 2: Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm mục đích gì?

  • A. Nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp
  • B. Tăng sắc thái biểu cảm
  • C. Biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tu từ là

  • A. Phải tìm hiểu
  • B. Nên tìm hiểu
  • C. Rất cần thiết
  • D. Không cần thiết

Câu 4: Khi đặt ra câu hỏi tu từ 

  • A. Không cần đưa ra câu trả lời trong nội dung câu hỏi
  • B. Cần đưa ra câu trả lời trong câu hỏi
  • C. Không cần rõ ràng
  • D. Không cần dễ hiểu

Câu 5: Câu hỏi tu từ gồm có mấy dạng?

  • A. Bốn dạng
  • B. Ba dạng
  • C. Hai dạng
  • D. Một dạng

Câu 6: Trong các câu thơ dưới đây, đâu là câu hỏi tu từ?

  • A. Ngày mai người ra biển lớn, liệu người còn nhớ đến em?
  • B. Thuyền đợi bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
  • C. Chẳng biết mai về sau, anh có quay lại đây?
  • D. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định mục đích của các câu hỏi trong những ví dụ dưới đây. Từ đó cho biết câu hỏi nào là câu hỏi tu từ?

a. – Có đi xem phim với tớ không?

– Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thể này à?

b. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"

Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".

“Mẹ mình đang đợi ở nhà" – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?".

Câu 2 (2 điểm): Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ:

a. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

b. Hãy thong thả, chú mình

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nếu người đối diện đặt ra câu hỏi tu từ thì có cần trả lời không? 

  • A. Không
  • B. Có
  • C. Trả lời cũng được không trả lời cũng không sao
  • D. Bắt buộc phải trả lời

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của câu hỏi tu từ

  • A. Hình thức câu nghi vấn, luôn có dấu chấm hỏi
  • B. Không có hình thức câu nghi vấn
  • C. Không giống hình thức câu nghi vấn
  • D. Không có dấu chấm hỏi

Câu 3: Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học có tác dụng gì?

  • A. Tăng sắc thái biểu cảm
  • B. Gợi ra nhiều ý nghĩa
  • C. Tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ có tác dụng gì?

  • A. Thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe
  • B. Để hỏi
  • C. Để sai khiến
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để làm gì?

  • A. Khẳng định
  • B. Phủ định
  • C. Bộc lộ cảm xúc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Theo em thì câu nào dưới đây là câu hỏi tu từ

  • A. Đi xem phim với tớ nhé?
  • B. Cậu ăn cơm chưa?
  • C. Chiều có đi học không?
  • D. Ai biết tình ai có đậm đà?

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Đọc đoạn trích sau và cho biết tại sao câu cuối cùng của đoạn trích không đánh dấu chấm hỏi (?) mà đánh dấu chấm than (!)?

Má nuôi tôi liền can thiệp ngay:

– Nó làm được mà! Ông thì lúc nào cũng chê ổng chê eo thằng bé. Để không có ông, coi nó có làm được không!          

Câu 2 (2điểm):  chuyển câu hỏi tu từ thành câu kể và so sánh hiệu quả của chúng

+ Những người quý phái mặc ngược hoa à?

+ Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 5 Thực hành Tiếng Việt ( trang 107), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác