Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 3: Thực hành Tiếng Việt ( trang 68)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 3: Thực hành Tiếng Việt ( trang 68). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoạn văn phối hợp là gì?

  • A. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
  • B. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  • C. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn không có câu chủ đề.

Câu 2: Câu mở đoạn trong đoạn văn phối hợp có tác dụng gì?

  • A. Triển khai ý cụ thể.
  • B. Nêu ý khái quát bậc một.
  • C. Nêu ý khái quát bậc hai.
  • D. Đáp án A,B đúng.

Câu 3:  Đối với đoạn văn song song, câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào?

  • A. Không có câu chủ đề
  • B. Đầu đoạn văn
  • C. Giữa đoạn văn
  • D. Cuối đoạn văn

Câu 4:  Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề

“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

(Vũ Tú Nam)

  • A. “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời” và “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”.
  • B. “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời”.
  • C. “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch”.
  • D. “Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề”.

Câu 5:  Dựa vào các câu in đậm, em hãy xác định kiểu đoạn văn dưới đây

“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

  • A. Diễn dịch.
  • B. Quy nạp.
  • C. Phối hợp.
  • D. Song song.

Câu 6: Tìm đoạn văn phối hợp trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

  • A. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù. 
  • B. Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây.
  • C. Vương Công Kiên là người như thế nào? Tì  tướng của ông là Nguyễn Văn lập lại là người thế nào, mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đầu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu!
  • D. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta ho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày khái niệm về đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

Câu 2 (2 điểm): Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn đó

 

“Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.”

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoạn văn song song là gì?

  • A. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
  • B. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  • C. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn không có câu chủ đề.

Câu 2: Câu kết đoạn trong đoạn văn phối hợp có tác dụng gì?

  • A. Triển khai cụ thể ý khái quát.
  • B. Là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
  • C. Nêu ý khái quát bậc một.
  • D. Đáp án B,C đúng.

Câu 3: Kết cấu của đoạn văn phối hợp là gì?

  • A. Tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
  • B. Tổng hợp – chứng minh – bình luận.
  • C. Tổng hợp – bình luận – nêu ví dụ.
  • D. Tổng hợp – phân tích – nêu ví dụ.

Câu 4: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây

“Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ nổi bật là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.”

  • A. Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.
  • B. Nguyên Hồng được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
  • C. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương.
  • D. Đoạn văn không có câu chủ đề.

Câu 5: Đoạn văn dưới đây là đoạn văn song song đúng hay sai?

“Việt Nam đã xoá bỏ vụ lúa chiêm giá rét, cho năng xuất thấp, tạo ra vụ lúa xuân cho năng xuất cao. Nhiều giống lúa và cây ăn quả được lại tạo có năng suất cao. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến nay nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua.”

  • A. Đúng. 
  • B. Sai.

Câu 6: Sắp xếp các câu dưới đây thành một đoạn văn song song

(1) Giống như trong mọi tác phẩm kinh điển trên thế giới này, Success (thành công) luôn đến sau Failure (thất bại).

(2) Không có con đường thành công nào là khang trang cả.

(3) Nếu bạn muốn tận hưởng ánh nắng của thành công. Bạn phải chịu đựng những cơn mưa thất bại.

(4) Nếu bạn sợ thất bại, bạn sẽ không bao giờ đến được bờ bên kia của thành công.

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (1), (3), (2), (4).
  • C. (4), (2), (3), (1).
  • D. (3), (2), (1), (4).

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm):  Đoạn văn sau được tổ chức theo kiểu nào? Chủ đề của đoạn văn là gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

“Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

Câu 2 (2điểm): Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn đó

 

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyền đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 3 Thực hành Tiếng Việt ( trang 68), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác