Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 3: Thực hành Tiếng Việt ( trang 68)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoạn văn phối hợp là gì?

  • A. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
  • B. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  • C. Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn không có câu chủ đề.

Câu 2: Câu mở đoạn trong đoạn văn phối hợp có tác dụng gì?

  • A. Triển khai ý cụ thể.
  • B. Nêu ý khái quát bậc một.
  • C. Nêu ý khái quát bậc hai.
  • D. Đáp án A,B đúng.

Câu 3:  Đối với đoạn văn song song, câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào?

  • A. Không có câu chủ đề
  • B. Đầu đoạn văn
  • C. Giữa đoạn văn
  • D. Cuối đoạn văn

Câu 4:  Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề

“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

(Vũ Tú Nam)

  • A. “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời” và “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”.
  • B. “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời”.
  • C. “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch”.
  • D. “Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề”.

Câu 5:  Dựa vào các câu in đậm, em hãy xác định kiểu đoạn văn dưới đây

“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

  • A. Diễn dịch.
  • B. Quy nạp.
  • C. Phối hợp.
  • D. Song song.

Câu 6: Tìm đoạn văn phối hợp trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

  • A. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù. 
  • B. Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây.
  • C. Vương Công Kiên là người như thế nào? Tì  tướng của ông là Nguyễn Văn lập lại là người thế nào, mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đầu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu!
  • D. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta ho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày khái niệm về đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

Câu 2 (2 điểm): Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn đó

 

“Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.”


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

A

A

C

A

2. Tự luận

Câu 1.

- Đoạn văn song song (song hành) là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

Câu 2.

Đoạn văn trên đây là đoạn văn song song.

 Cách tổ chức kiểu này đảm bảo sự duy trì chủ đề thống nhất, không định hướng người đọc vào một quan điểm cụ thể nào. Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra. Ở trong đoạn văn, các binh sĩ sẽ tự suy ngẫm và rút ra quyết định của mình


Bình luận

Giải bài tập những môn khác