Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 107)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nếu người đối diện đặt ra câu hỏi tu từ thì có cần trả lời không? 

  • A. Không
  • B. Có
  • C. Trả lời cũng được không trả lời cũng không sao
  • D. Bắt buộc phải trả lời

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của câu hỏi tu từ

  • A. Hình thức câu nghi vấn, luôn có dấu chấm hỏi
  • B. Không có hình thức câu nghi vấn
  • C. Không giống hình thức câu nghi vấn
  • D. Không có dấu chấm hỏi

Câu 3: Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học có tác dụng gì?

  • A. Tăng sắc thái biểu cảm
  • B. Gợi ra nhiều ý nghĩa
  • C. Tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ có tác dụng gì?

  • A. Thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe
  • B. Để hỏi
  • C. Để sai khiến
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để làm gì?

  • A. Khẳng định
  • B. Phủ định
  • C. Bộc lộ cảm xúc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Theo em thì câu nào dưới đây là câu hỏi tu từ

  • A. Đi xem phim với tớ nhé?
  • B. Cậu ăn cơm chưa?
  • C. Chiều có đi học không?
  • D. Ai biết tình ai có đậm đà?

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Đọc đoạn trích sau và cho biết tại sao câu cuối cùng của đoạn trích không đánh dấu chấm hỏi (?) mà đánh dấu chấm than (!)?

Má nuôi tôi liền can thiệp ngay:

– Nó làm được mà! Ông thì lúc nào cũng chê ổng chê eo thằng bé. Để không có ông, coi nó có làm được không!          

Câu 2 (2điểm):  chuyển câu hỏi tu từ thành câu kể và so sánh hiệu quả của chúng

+ Những người quý phái mặc ngược hoa à?

+ Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

D

A

D

D

2. Tự luận

Câu 1.

Câu cuối cùng của đoạn trích tuy có những dấu hiệu của câu nghi vấn ... có... không nhưng người nói không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích cảm thán. 

Câu 2.

Chuyển thành câu kể:

+ Những người quý phái mặc ngược hoa.

+ Tôi mặc sát như này bác xem đi.

So sánh hiệu quả

+ Câu hỏi tu từ mang lại hiệu quả giao tiếp cao giữa người nói và người nghe, giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và trực quan hơn.

+ Câu kể làm mất đi sắc thái ý nghĩa của câu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác