Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi

Đề thi, đề kiểm tra toán 8 Kết nối tri thức bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

Câu 1: Chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong cụm từ "TOÁN HỌC VÀ TUỔI TRẺ". Liệt kê tất cả các kết quả có thể của hành động này

  • A. T, O, A, N, H, C, U, Ô, I, R, E.
  • B. T, O, A, N, R, E.
  • C. T, O, A, N, H, O, C, T, U, Ô, I, T, R, E.
  • D. H, C, U, Ô, I, R, E.

Câu 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Viết tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.

  • A. A = {mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
  • B. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
  • C. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm}.
  • D. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.

Câu 3: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”.

  • A. 18.
  • B. 11.
  • C. 12.
  • D. 10.

Câu 4: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Viết tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

  • A. M  = {1, 3, 5, …, 49, 51}.
  • B. M  = {2, 3, 4, …, 51, 52}.
  • C. M  = {1, 2, 3, …, 50}.
  • D. M  = {1, 2, 3, …, 51, 52}.

Câu 5: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là

  • A. E = {1; 2; 3; 4;…; 98; 99}.
  • B. E = {10; 11; 12; 13;…; 98; 99}.
  • C. E = {10; 11;…; 19; 20}.
  • D. E = {20; 21; 22;…; 98; 99}.

Câu 6: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp B gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

  • A. B = {1; 2; 3; ...; 10}.
  • B. B = {1; 2; 3; ...; 9}.
  • C. B = {1; 2; 3; ...; 12}.
  • D. B = {2; 3; 4; ...; 12}.

Câu 7: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

  • A. Có một kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 6 chấm.
  • B. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 3 chấm; mặt 4 chấm.
  • C. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 5 chấm; mặt 6 chấm.
  • D. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 4 chấm; mặt 6 chấm.

Câu 8: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.

  • A. Có một kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm.
  • B. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm, mặt 5 chấm.
  • C. Có ba kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 5 chấm.
  • D. Không có kết quả thuận lợi nào.

Câu 9: Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số kết quả thuận lợi cho biến cố sau “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”.

  • A. 3.
  • B. 2.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 10: Xếp 4 viên bi xanh và 5 bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Không có hai viên bi trắng xếp liền nhau”

  • A. 24
  • B.  120 
  • C.  2880 
  • D.  3000

ĐỀ 2

Câu 1: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”.

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 5.      
  • D. 6.  

Câu 2: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”.

  • A. 7.
  • B. 11.
  • C. 6.
  • D. 15.

Câu 3: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 4” là

  • A. 1, 2.
  • B. 1, 3, 5.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 3, 5.

Câu 4: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 9” là

  • A. 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.
  • B. 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.
  • C. 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81.
  • D. 18, 27, 36, 72, 81, 90, 99.

Câu 5: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ để rút ra là số bé hơn 10”. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố trên?

  • A. 10.
  • B. 9.
  • C. 11.
  • D. 12.

Câu 6: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra của biến cố sau “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”

  • A. Có bốn kết quả thuận lợi cho biến cố là 25, 36, 49, 64.
  • B. Có năm kết quả thuận lợi cho biến cố là 16, 25, 36, 49, 64.
  • C. Có sáu kết quả thuận lợi cho biến cố là 16, 25, 36, 49, 64, 81.
  • D. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là 16, 25.

Câu 7: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”. Nêu những kết quả có thể cho biến cố đó.

  • A. A = {1; 2; 3; 4; 5}.
  • B. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
  • C. A = {1; 3; 5}.
  • D. A = {2; 4; 6}.

Câu 8: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Tìm số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra của biến cố sau “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”.

  • A. Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là:
  • G = {Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt}.
  • B. Tập hợp H gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là
  • H = {Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân, Bình}.
  • C. Tập hợp F gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là
  • F = {Hoa, Ngân, Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt}.
  • D. Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là
  • E = {Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân, Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt}.

Câu 9: Trong trò chơi đoán tên các tỉnh thành của Việt Nam, chị Phương ghi tên tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam (năm 2022) vào 63 phiếu, tên mỗi tỉnh thành được ghi vào đúng 1 phiếu và bỏ tất cả các phiếu đó vào hộp kín. Bạn Hoa chọn ngẫu nhiên 1 phiếu. Số kết quả thuận lợi cho biến có “Tên của tỉnh thành ghi trên phiếu mà bạn Hoa chọn ra được bắt đầu bởi chữ Hà” là

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.   
  • D. 1.

Câu 10: Xếp 4 viên bi xanh và 5 bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Bốn viên bị xanh được xếp liền nhau”.

  • A. 17 280
  • B. 15 500
  • C. 720
  • D. 24

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Gieo hai con xúc xắc. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”

Câu 2 (4 điểm). Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra của biến cố sau “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”. 

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Gieo hai con xúc xắc. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố:  “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”

Câu 2 (4 điểm). Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”. Nêu những kết quả có thể cho biến cố đó.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Gieo ngẫu nhiên ba đồng xu phân biệt một lần. Kí hiệu S, N lần lượt chỉ đồng xu lật mặt sấp, lật mặt ngửa. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Có ít nhất hai đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là:

  • A. NNS, NSN, SNN;
  • B. NNS, NSN, SNN, NNN;
  • C. N, N, S;
  • D. N, N, N.

Câu 2: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi các số 1, 2, …, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 3: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?

  • A. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2";
  • B. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
  • C. “Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
  • D. “Số đồng xu xuất hiện mặt ngửa gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt sấp”.

Câu 4: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện có số chấm là số nguyên tố”. Những kết quả thuận lợi cho biến cố trên là:

  • A. 1, 2, 3;
  • B. 2, 3, 5;
  • C. 2, 4, 6;
  • D. 1, 3, 5;

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế đó. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. Tính xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu”.

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 2 chữ số. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 9”?

  • A. 4
  • B. 9
  • C. 12
  • D. 16

Câu 2: Cuối tuần, Trung được bố mẹ cho phép đến nhà Thành chơi nhưng con đường Trung thường đi đang sửa chữa nên Trung phải đi đường khác. Giữa đường có 4 ngã rẽ, nhưng chỉ có một ngã dẫn đến nhà Thành, Trung không nhớ cần rẽ ngã nào. Có mấy kết quả có thể khi Trung chọn ngã rẽ?

  • A. 2 kết quả;
  • B. 3 kết quả;
  • C. 4 kết quả;
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Có ba chiếc hộp: hộp thứ nhất chứa 6 bi xanh được đánh số từ 1 đến 6, hộp thứ hai chứa 5 bi đỏ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ ba chứa 4 bi vàng được đánh số từ 1 đến 4. Lấy ngẫu nhiên ba viên bi. Tính số phần tử của biến cố A: "Ba bi được chọn vừa khác màu vừa khác số"

  • A. 120
  • B. 64
  • C. 60
  • D. 84

Câu 4: Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên  thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố  là: 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế đó. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra. Sau đó tính xác suất của biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ”

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi, đề kiểm tra 15 phút Toán 8 kết nối tri thức, đề thi Toán 8 kết nối tri thức bài 30

Bình luận

Giải bài tập những môn khác