Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 12: Hình bình hành

Đề thi, đề kiểm tra toán 8 Kết nối tri thức bài 12: Hình bình hành. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy chọn câu đúng. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu.

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}$
  • B. $\widehat{B}=\widehat{D}$
  • C.$\widehat{A}=\widehat{C}; \widehat{B}=\widehat{D}$
  • D. $AB//CD; BC = AD $

Câu 2: Tính số đo các góc của hình bình hành ABCD biết $\widehat{D} − \widehat{C} = 30^{\circ}.$ Ta được:

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}=70^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=115^{\circ}$
  • B. $\widehat{A}=\widehat{C}=60^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=120^{\circ}$
  • C. $\widehat{A}=\widehat{C}=70^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=110^{\circ}$
  • D. $\widehat{A}=\widehat{C}=75^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=105^{\circ}$

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Tứ giác có hai đường chéo … thì tứ giác đó là hình bình hành”.

  • A. bằng nhau
  • B. cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
  • C. cắt nhau
  • D. song song

Câu 4: Hãy chọn câu sai:

  • A. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình bình hành
  • B. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành
  • C. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
  • D. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành

Câu 5: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD, gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Khi đó:

  • A. DE > BF
  • B. DE = BF
  • C. DE < BF
  • D. DE = BE 

Câu 6: Hãy chọn câu trả lời sai. Cho hình vẽ, ta có:

 Hình bình hành

  • A. ABCE là hình thang cân
  • B. ABCD là hình bình hành
  • C. AB // CD
  • D. BC // AD

Câu 7: Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D.

Chọn câu trả lời đúng nhất. Tứ giác BDCH là hình gì?

  • A. Hình thang
  • B. Hình thang cân
  • C. Hình bình hành
  • D. Hình thang vuông

Câu 8: Hai góc kề nhau của một hình bình hành không thể có số đo là:

  • A. $60^{\circ}; 120^{\circ}$
  • B. $40^{\circ}; 50^{\circ}$
  • C. $130^{\circ}; 50^{\circ}$
  • D. $75^{\circ}; 105^{\circ}$

Câu 9: Tỉ số độ dài hai cạnh của hình bình hành là 3 : 5. Còn chu vi của nó bằng 48cm. Độ dài cạnh kề của hình bình hành là:

  • A. 12cm và 20cm
  • B. 6cm và 10cm
  • C. 3cm và 5cm
  • D. 9cm và 15cm

Câu 10: Để đo khoảng cách giữa hai vị trí A, B ở hai phía của một toà nhà mà không thể trực tiếp đo được, người ta làm như sau: Chọn các vị trí O, C, D sao cho O không thuộc đường thẳng AB; khoảng cách CD là đo được: O là trung điểm của cả AC và BD (Hình vẽ). Người ta đo được CD = 100 m. Tính độ dài của AB.

 Hình bình hành

  • A. 70m
  • B. 50m
  • C. 100m
  • D. 80m

ĐỀ 2

Câu 1: Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A} = \alpha  > 90^{\circ}$. Ở phía ngoài hình bình hành vẽ các tam giác đều ADE, ABF. Tam giác CEF là tam giác gì? Chọn câu trả lời đúng nhất

  • A. Tam giác
  • B. Tam giác tù
  • C. Tam giác cân
  • D. Tam giác đều

Câu 2: Hãy chọn câu đúng. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu.

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}$
  • B. BC = AD
  • C. AB = CD, BC = AD
  • D. AB // CD

Câu 3: Hãy chọn câu sai.

  • A. Hình bình hành có hai góc đối bằng nhau
  • B. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
  • C. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau
  • D. Hai bình hành có hai cặp cạnh đối song song

Câu 4: Chọn phương án đúng trong các phương án sau.

  • A. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
  • B. Hình bình hành là tứ giác có các góc bằng nhau.
  • C. Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song.
  • D. Hình bình hành là hình thang có hai cạnh kề bằng nhau.

Câu 5: Cho hình thang ABCD có AD // BC và $\widehat{BAD} = 100^{\circ}; \widehat{ADC} = 80^{\circ}$. Tìm khẳng định sai

A. AB// CD

B. Tứ giác ABCD là hình bình hành

C. AC = BD

D. AB = CD; AD = BC

Câu 6: Cho hình bình hành ABCD. Tia phân giác của góc A cắt CD tại M. Tia phân giác góc C cắt AB tại N (hình vẽ). Hãy chọn câu trả lời sai.

 Hình bình hành

  • A. ANCD là hình thang cân
  • B. CMBA là hình thang
  • C. AMCN là hình bình hành
  • D. AN = MC

Câu 7: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD có các điều kiện như hình vẽ, trong hình có:

 Hình bình hành

  • A. 5 hình bình hành
  • B. 6 hình bình hành
  • C. 4 hình bình hành
  • D. 3 hình bình hành

Câu 8: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F lần lượt là giao điểm của AB và CD; M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AF, EC, BF, DE. Khi đó MNPQ là hình gì? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Hình thang
  • B. Hình thang cân
  • C. Hình thang vuông
  • D. Hình bình hành

Câu 9: Chọn câu sai. ABCD là hình bình hành. Khi đó:

  • A. AB = CD
  • B. AD = BC
  • C. AC = BD
  • D. $\widehat{A}=\widehat{C};\widehat{B}=\widehat{D}$

Câu 10: Cho tam giác ABC có BC = 6cm. Trên cạnh AB lấy các điểm D và E sao cho AD = BE. Qua D, E lần lượt vẽ các đường thẳng song song với BC, cắt AC theo thứ tự ở G và H. Tính tổng DG + EH.

  • A. 10cm
  • B. 6cm
  • C. 8cm
  • D. 4cm

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}=80^{\circ}$, AB = 4 cm, BC = 5 cm. Tính số đo mỗi góc và độ dài các cạnh còn lại của hình bình hành ABCD

Câu 2 (4 điểm). Cho hình bình hành ABCD, kẻ AH vuông góc với BD tại H và CK vuông góc với BD tại K (Hình vẽ). Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành

A triangle with letters and numbers

Description automatically generated

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC và $\widehat{OAD}=\widehat{OCB}.$ Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành

Câu 2 (4 điểm). Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng tứ giác EBFD là hình bình hành.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}=3\widehat{B}$ Số đo các góc của hình bình hành là:

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}=145^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=35^{\circ}$
  • B. $\widehat{A}=\widehat{C}=125^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=55^{\circ}$
  • C. $\widehat{A}=\widehat{C}=130^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=50^{\circ}$
  • D. $\widehat{A}=\widehat{C}=135^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=45^{\circ}$

Câu 2: Chọn phương án sai trong các phương án sau?

  • A. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
  • B. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
  • C. Tứ giác có hai góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  • D. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

Câu 3: Tính số đo các góc của hình bình hành ABCD biết $\widehat{D}-\widehat{C} = 40^{\circ}.$ Ta đươc:

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}=100^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=80^{\circ}$
  • B. $\widehat{A}=\widehat{C}=80^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=100^{\circ}$
  • C. $\widehat{A}=\widehat{C}=120^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=60^{\circ}$
  • D. $\widehat{A}=\widehat{C}=70^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=110^{\circ}$

Câu 4: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AD, BC. Đường chéo AC cắt BE, DF theo thứ tự ở K, I. Chọn khẳng định đúng nhất.

  • A. K, I lần lượt là trọng tâm ΔABD, ΔCBD
  • B. AK = KI = BC
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD, E và F là giao điểm của AK và CI với BD. Chứng minh tứ giác AKCI là hình bình hành.

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở E, F. Chọn khẳng định đúng.

  • A. DE = FE = FB
  • B. DE = FE; FE > FB
  • C. DE > FE; EF = FB
  • D. DE > FE > FB

Câu 2: Cho hình bình hành ABCD, gọi E và F là trung điểm của AD và BC. Gọi I là giao điểm của AC và BD. Tìm khẳng định sai?

  • A. AI = ID
  • B. EI là đường trung bình của tam giác ACD
  • C. Tứ giác ABFE là hình bình hành
  • D. Tứ giác EFCD là hình bình hành

Câu 3: Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}=2\widehat{B}$. Số đo các góc của hình bình hành là:

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}=125^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=55^{\circ}$
  • B. $\widehat{A}=\widehat{C}=140^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=40^{\circ}$
  • C. $\widehat{A}=\widehat{C}=135^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=45^{\circ}$
  • D. $\widehat{A}=\widehat{C}=120^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=60^{\circ}$

Câu 4: Cho hình bình hành ABCD. Trên đường chéo BD lấy hai điểm E và F sao cho BE = DF < BD. Chọn khẳng định đúng.

  • A. FA < CE
  • B. FA = CE
  • C. FA > CE
  • D. Chưa kết luận được

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Quan sát hình vẽ, cho biết ABCD và AKCH đều là hình bình hành. Chứng minh ba đoạn thẳng AC, BD và HK có cùng trung điểm O.

A black triangle with black lines and letters

Description automatically generated

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 12: Hình bình hành, đề kiểm tra 15 phút Toán 8 kết nối tri thức, đề thi Toán 8 kết nối tri thức bài 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác