Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 20 BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TT) I/ Mục tiêu. 1/ Về kiến thức: Giúp HS được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc. 2/ Về kỹ năng: a. Kỹ năng bài học: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình. b. Kỹ năng sống: -Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định. 3/ Về thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 4/ Năng lục cần hình thành cho HS: -Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội. -Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân. -Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: -Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống. - HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ. III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY 1. Phương pháp: - Giải quyết vấn đề -Động não -Xử lí tình huống -Liên hệ và tự liên hệ - Thảo luận nhóm.... - Kích thích tư duy - Sắm vai. 2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC : 1/Ổn định tổ chức:( 1 phút) Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do). 2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?. Tl: Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước. - Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm: * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. * Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. * nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.. * Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình... 3. bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên năm 13 tuổi, em phải đi làm thuê cho một cửa hàng cơm ở phố huyện. Hằng ngày em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò, xách nước, dọn dẹp, rửa bát, bưng bê, đến phục vụ các con bà chủ.. Công việc thường kéo dài từ sáng sớm đến khuya, có những việc nặng quá sức và em còn thường bị chủ mắng nhiếc khi có điều gì không vừa ý. Lan không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi và những người khác nên rất buồn và tủi thân, chỉ muốn về quê sống với cha mẹ. Trong tình huống trên, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm. Hs trả lời, Gv dẫn vào bài: Trẻ em là tương lai của dân tộc và toàn nhân loại. Do đó trẻ em cần phải được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ đúng mức. điều này đã được ghi nhận rất rõ trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Công ước này để hiểu rõ hưon các quyền cơ bản của trẻ em. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội. - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK. ? Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em nơi đây? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét: Tuy là những đứa trẻ mồ côi nhưng khi đưa về đây các em được sống cuộc sống cuộc sống của một gia đình với không khí vui tươi, ấm áp tình yêu thương. ? Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật có ý nghĩa như thế nào? - Nhận xét. ? Em đã được hưởng những quyền gì? Suy nghĩ của các em khi được hưởng những quyền đó? - Nhận xét, liên hệ giáo dục. Tìm hiểu truyện đọc: tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội. - Đọc nội dung truyện đọc SGK. - Diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp cảu đại gia đình. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Cuộc sống đầy đủ, ấm áp tình người: Chị Đỗ chăm lo cho các em từ miếng ăn đến giấc ngủ đến cả đời sống tinh thần bằng tất cả tình yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ để các em được phát triển toàn diện như các bạn cùng trang lứa. Các em được học tập, vui chơi, giait trí, được phát triển toàn diện. - Nghe. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Nghe. I/ Truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội. - Diễn ra trong bầu không khí vui tươi, ấm áp. - Các em được chị Đỗ chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương hết mực Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. ? Các quyền trên của trẻ em giúp cho trẻ em được điềi gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, nhấn mạnh: Các quyền trên tạo diều kiện để mỗi trẻ em phát triển một cách tốt nhất. Các quyền này đã dược ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. ? Vậy Công ước đã xếp các quyền của trẻ em thành những nhóm quyền nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ và giải thích cho học sinh từng nhóm quyền của trẻ em. - Treo tranh trẻ em khuyết tật học tập, biểu diễn văn nghệ. ? Những bức tranh này nói lên điều gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ mimh họa. Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Giúp các em có thể tồn tại, phát triển một cách toàn diện. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Thành 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Quan sát. - Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với người khuyết tật và thể hiện quyền được bảo vệ, quyền phát triển của trẻ em ...... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. II/Nội dung bài học: - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó được chia thành 4 nhóm quyền: + Nhóm quyền sống còn. + Nhóm quyền bảo vệ. + Nhóm quyền phát triển. + Nhóm quyền tham gia. - Đưa tình huống: Bà A vì ghen tuông với vợ cũ của chồng nên đã đánh đập, hành hạ con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội phụ nữ đã can thiệp nhiều lần nhưng bà không nghe nên đã lập hồ sơ đưa bà ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này. ? Em có nhận xét gì về việc làm của bà A? Nếu là người chứng kiến em sẽ làm gì? Hội phụ nữ địa phương trong tình huống có gì đáng quý? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, nhấn mạnh: Các quyền trên tạo diều kiện để mỗi trẻ em phát triển một cách tốt nhất. ? Vậy đối với những việc làm xâm phạm quyền trẻ em chúng ta cần phải làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ về vụ việc đánh đập trẻ em trong nhà trẻ ở Đồng Nai. ? Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ minh họa. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập d, đ SGK. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Vậy để các qyền này của trẻ em được thực hiện tốt trẻ em cần phải làm gì? Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Quan sát, đọc tình huống. - Bà A đã vi phạm quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, học tập của trẻ em. Nếu là người chứng kiến em sẽ báo với người, cơ quan có thẩm quyền biết việc này. Hội phụ nữ là những ngườiđã lên tiếng phê phán, kiểm điểm việc làm xâm phạm các quyền của trẻ em. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Cần phải lên án, phê phán và xử lí nghiêm theo pháp luật. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Giúp trẻ em được sống ổn định và phát triển. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Đọc, làm bài tập d, đ: + Bài d: Lan sai vì đòi hỏi của lan vượt quá khả năng của gia đình. Nếu là Lan em sẽ không đòi hỏi vì gia đình còn nghèo. + Bài đ: Quân phải giải thích cho bố mẹ hiểu. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Cần phải biết cách tự bảo vệ quyền củ mình, tôn trọng người khác và thực hiện tốt bổn phận của mình. - Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc. - Công ước này tạo điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. - Mỗi chúng ta cần phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận của mình. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. ? Em đã được đảm bảo đầy đủ các quyền này chưa? Cho ví dụ chững minh? - Nhận xét, kết luận toàn bài: Mỗi trẻ em sinh ra đều được hưởng các quyền bình đẳng như nhau. Do đó các em cần phải biết rõ về các quyền này để tự bảo vệ mình và các trẻ em khác khi có hành vi vi phạm xảy ra. Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập a: + Việc làm thể hiện quyền của trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9. + Việc làm vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8,10. - Nhận xét, bổ sung. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập a: + Việc làm thể hiện quyền của trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9. + Việc làm vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8,10. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vợ chồng cô Tâm có 4 người con, kinh tế gia đình khó khăn. Gần đây, chú La - chồng cô lại bị đau cột sống phải nghỉ việc nên cuộc sống gia đình càng lâm vào cảnh túng thiếu. Trong lúc cô chú đang lúng túng chưa biết làm thế nào để bảo đảm cuộc sống gia đình thì có người khuyên cô chú tốt nhất là cho các con nghi học và cho Huệ, con gái lớn của cô chú năm nay 13 tuổi đi làm thuê cho một nhà hàng giải khát - karaoke để có tiền giúp đỡ cha mẹ. 1/ Cách giải quyết như trên có phái là tốt nhất không ? Vì sao ? 2/ Theo em, gia đình cô Tâm có thể làm gì để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế? Lời giải: 1/ Giải pháp trên không phải giải pháp tốt nhất vì đã vi phạm quyền của trẻ em. 2/ Gia đình cô tâm có thể động viên các con vừa học, vừa phụ giúp cho gia đình... HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà: Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. - Học bài - xem trước nội dung bài 13. V/ Tự rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 6 hai cột bài Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp), giáo án chi tiết GDCD 6 bài Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp), giáo án 5 bước GDCD 6 bài Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp), giáo án 5 hoạt động GDCD 6 Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp)

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều