Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Mục đích học tập của học sinh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Mục đích học tập của học sinh. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 14 Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I/ Mục tiêu. 1/ Về kiến thức: - Xác định đúng mục đích học tập . -Giúp HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập. 2/ Về kỹ năng: a. Kỹ năng bài học: HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn, biết xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập, lao động một cách hợp lí nhất. b. Kỹ năng sống: -Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định. 3/ Về thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. 4/ Năng lục cần hình thành cho HS: -Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội. -Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân. -Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: -Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống. - HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ. III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY 1. Phương pháp: - Giải quyết vấn đề -Động não -Xử lí tình huống -Liên hệ và tự liên hệ - Thảo luận nhóm.... - Kích thích tư duy - Sắm vai. 2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC : 1/Ổn định tổ chức:( 1 phút) Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do). 2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút) - Nêu những việc làm của biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể ? Tl: - Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức. + Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... - Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức. + Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác.... 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Đưa các tình huống: + Người công nhân lao động trong nhà máy phấn đấu đạt nưng suất cao, làm ra nhiều sản phẩm cho đất nước, đồng thời có được thu nhập cao cho bản thân. + Người nông dân một nắng, hai sương lam lũ cấy cày mong một mùa gặt bội thu. + Học sinh chuyên cần học tập để trở thành người có năng lực, có ích cho xã hội. ? Những người nói trên, khi làm việc họ nhằm mục đích gì? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Cuộc sống và công việc của con người rất đa dạng, phức tạp. Và mỗi con người đều có những mục đích khác nhau. Vậy với người học sinh mục đích học tập là gì? Mục đích học tập như thế nào là đúng đắn? Việc xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mời các em tìm hiểu bài 11: Mục đích học tập của học sinh. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Xác định đúng mục đích học tập . - hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó. - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK. ? Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Bạn Tú đã đạt được thành tích như thế nào trong học tập? Vì sao bạn đạt được thành tích như vậy? - Nhận xét. ? Tú đã có ước mơ gì? Để thực hiện ước mơ Tú đã có suy nghĩ và hành động như thế nào? - Nhận xét. ? Bạn Tú nỗ lực học tập, rèn luyện để làm gì? Em học tập được ở bạn điều gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. Tìm hiểu truyện đọc: Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó. - Đọc. - Sau giờ học trên lớp bạn Tú thường tự học thêm ở nhà, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải, say mê học tiếng Anh....... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Bạn Tú đã đạt giải nhì trong kì thi Toán quốc tế, giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo. Tú đạt được kết quả như vậy là bạn đã có sự cố gắng, nỗ lự trong học tập và rèn luyện. - Nghe. - Tú ước mơ trở thành nhà nghiên cứu Toán học. Để đạt được ước mơ Tú tự học, tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, vựơt qua khó khăn của hoàn cảnh gia đình........ - Nghe. - Để đạt được ước mơ của mình. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. I/ Truyện đọc: Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó. - Sau giờ học trên lớp bạn Tú thường tự học thêm ở nhà, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải, say mê học tiếng Anh....... - Bạn Tú đã đạt giải nhì trong kì thi Toán quốc tế, giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo. - Tú vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn để học tập tốt, thực hiện ước mơ của mình. => Tú là người sống có ý chí, nghị lực, có tinh thần tự giác trong học tập rèn luyện, có quyết tâm thực hiện ước mơ. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. - Người có mục đích là người luôn xác định cái đích mà mình cần phải đạt tới. ? Vậy đối với người học sinh đi học để làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Mục đích học tập nào là đúng đắn? 1. Học tập vì danh dự bản thân, gia đình. 2. Học tập để dễ kiếm được việc lamg nhàn hạ. 3. Học tập để khỏi hổ thẹn với bạn bè. 4. Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Yêu cầu học sinh giải thích. - Khẳng định, nhấn mạnh: Như vậy mục đích học tập đúng đắn là phải có sự kết hợp mục đích cá nhân với gia đình và xã hội. - Treo tranh nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn, một số tấm gương vượt khó, học giỏi giới thiệu cho học sinh - Yêu cầu học sinh giới thiệu những tấm gương vượt khó, học giỏi mà các em biết. ? Việc xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa như thế nào đỗi với mỗi người? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. Tìm hiểu nội dung bài học. - Để có kiến thức, có kĩ năng, có đạo đức, đủ khả năng lao động nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Mục đích học tập 1,4 là đúng đắn. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nghe. - Giới thiệu những tấm gương vượt khó, học giỏi. - Giúp con người có được kết quả cao trong học tập, rèn luyện. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. II/Nội dung bài học: - Học sinh cần phải nỗ kực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN. - Mục đích học tập đúng đắn là phải có sự kết hợp mục đích cá nhân với gia đình và xã hội. - Xác định đúng mục đích học tập mới có thể học tập tốt. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập b SGK. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Bản thân em đã xác định mục đích học tập của mình là gì? Để thực hiện mục đích đó em đã làm gì? - Nhận xét, kết luận toàn bài: Mỗi người học tập vì nhiều lí do khác nhau. Và để học tập tốt thì cần phải có động cơ, thái độ học tập tốt. Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập b SGK. Đồng tình với động cơ học tập: Vì tương lai bản thân, vì danh dự gia đình, vì truyền thống của nhà trường, vì kính trọng thầy cô giáo, vì thương yêu cha mẹ, vì dân giàu, nước mạnh. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Học tập vì tương lai của bản thân, vì gia đình, vì quê hương, đất nước. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập b: Đồng tình với động cơ học tập: Vì tương lai bản thân, vì danh dự gia đình, vì truyền thống của nhà trường, vì kính trọng thầy cô giáo, vì thương yêu cha mẹ, vì dân giàu, nước mạnh. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hiền là một học sinh được coi là học hành có nền nếp vì em thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi “bí quyết” của Hiền để có thế chuẩn bị bài chu đáo như vậy, thì Hiển “bật mí”: “Tớ chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì tớ mang sách giải ra chép. Làm như vậy. tớ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, cốt sao cho đủ số bài tập, còn có thiếu hay không sau sẽ tính !”. Em có tán thành cách học của Hiền không ? Vì sao ? Lời giải: Em không tán thành cách học của Hiền. Bởi vì, Hiền đã xác định mục đích học tập sai, Hiền chỉ học chống đối, vì điểm số, chứ không muốn hiểu bài. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà: a. Bài vừa học : - Những biểu hiện về tự học , kiên trì , vượt khó trong học tập - Để đạt được mục đích học tập thì phải làm gì ? b. Bài sắp học : Tiết 16 Bài 11 (tt) - Mục đích học tập đúng đắn là gì ? - Cần học tập như thế nào để đạt mục đích đề ra ? - Sưu tầm những tấm gương vượt khó để học tập tốt ? c. Bài tập về nhà : Làm điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp . Các bạn phải nói rõ vì sao lại có ước mơ như thế và muốn đạt được ước mơ đó thì phải làm gì cho hiện tại và tương lai ? V/ Tự rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 6 hai cột bài Mục đích học tập của học sinh, giáo án chi tiết GDCD 6 bài Mục đích học tập của học sinh, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Mục đích học tập của học sinh, giáo án 5 bước GDCD 6 bài Mục đích học tập của học sinh, giáo án 5 hoạt động GDCD 6 Mục đích học tập của học sinh

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều