Đề số 2: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 23 Kinh tế Nhật Bản

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một hãng điện tử lớn của Nhật Bản?

  • A. Hitachi
  • B. Toshiba
  • C. Sony
  • D. Huawei

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về ngành thuỷ sản/lâm nghiệp của Nhật Bản?

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,... 
  • B. Ngành thuỷ sản Nhật Bản đang đứng trước nhiều khó khăn do thiếu lực lượng lao động, nguồn tài nguyên thuỷ sản ngày càng cạn kiệt,...
  • C. Lâm nghiệp là ngành được chú trọng phát triển ở Nhật Bản. Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu km2 (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. 
  • D. Rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng. Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.

Câu 3: Đâu là hình ảnh ở Nhật Bản?

  • A. Câu 3: Đâu là hình ảnh ở Nhật Bản?
  • B. Câu 3: Đâu là hình ảnh ở Nhật Bản?
  • C. Câu 3: Đâu là hình ảnh ở Nhật Bản?
  • D. Câu 3: Đâu là hình ảnh ở Nhật Bản?

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ 1973 đến nay?

  • A. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ, từ sau năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. 
  • B. Với những điều chỉnh chính sách kịp thời, nền kinh tế dần phục hồi trong giai đoạn 1980 – 1989 (đạt 4,8% năm 1989). Từ đó, vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.
  • C. Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ổn định, nhưng lúc này tình trạng lạm phát gia tăng trên thế giới nên kinh tế Nhật Bản chỉ tăng ở mức thấp.
  • D. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế với các chính sách phù hợp như cải cách tiền tệ, tài chính, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, đã đưa nền kinh tế Nhật Bản dần phục hồi trở lại.

Câu 5: Ngành hàng không vũ trụ phát triển ở trung tâm công nghiệp nào sau đây?

  • A. Tokyo
  • B. Osaka
  • C. Morioka
  • D. Không có trung tâm nào

Câu 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong nhiều năm gần đây chậm lại, một phần chủ yếu là do

  • A. thiếu nguồn lao động trẻ.
  • B. thiếu nguồn vốn đầu tư.
  • C. tài nguyên tự nhiên cạn kiệt.
  • D. thị trường ngoài nước thu hẹp.

Câu 7: Từ năm 2001 đến nay, nền kinh tế Nhật có bước tăng trưởng nhờ vào việc

  • A. thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, phát triển mạnh văn hóa khởi nghiệp.
  • B. tập trung xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
  • C. xúc tiến các chương trình cải cách lớn về tài chính, cơ cấu chính phủ...
  • D. đầy mạnh đầu tư nước ngoài, hiện đại hóá các xí nghiệp nhỏ, trung bình.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Nhật Bản?

  • A. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
  • B. Có vị trí cao trên thế giới về sản xuất thiết bị điện tử.
  • C. Có sự phân bố rộng khắp và đồng đều ở trên lãnh thổ.
  • D. Sản xuất mạnh tàu biến, người máy, ô tô, dược phẩm.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp Nhật Bản?

  • A. Chiếm trên 30% trong GDP của cả nước.
  • B. Sản xuất nhiều tâu biển, ô tô, hàng điện tử.
  • C. thu hút khoảng trên 30% dân số hoạt động.
  • D. Phát triển mạnh ngành cần nhiều nhiên liệu.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về ngành thương mại của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản có thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn do có quy mô dân số đông và thu nhập bình quân đầu người cao. Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng, phục vụ nhu cầu của người dân.
  • B. Ngành ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới và nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 3 thế giới với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt hơn 2 500 tỉ USD (năm 2020).
  • C. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hoá chất, sản phẩm và linh kiện điện tử – điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,...
  • D. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu (dầu mỏ, khí tự nhiên, than,...), thực phẩm, hoá chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,... Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Saudi Arabia, Thái Lan,..


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

C

D

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác