Đề số 6: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 23 Kinh tế Nhật Bản

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở lĩnh vực công nghiệp, hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành:

  • A. Công nghệ và kĩ thuật cao
  • B. Truyền thống
  • C. Khai khoáng, chế biến
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. 
  • B. Nhật Bản vừa giàu về tài nguyên thiên nhiên lại có thế mạnh như lực lượng lao động có trình độ cao, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn,... Đây chính là động lực mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản.
  • C. Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
  • D. Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. 

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi/thuỷ sản của Nhật Bản?

  • A. Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản. 
  • B. Ngành chăn nuôi nhờ được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại nên sản lượng tạo ra đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
  • C. Nhật Bản là nước có ngành thuỷ sản phát triển lâu đời, giữ một vai trò quan trọng trong đời sống người dân Nhật Bản. 
  • D. Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn (hơn 3 triệu tấn năm 2020) nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, cá mòi, mực,... 

Câu 4: Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là do một số nguyên nhân sau đây. Ý nào không đúng?

  • A. Tận dụng mọi mối quan hệ với Liên Xô và Hoa Kỳ. Áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội hiện đại.
  • B. Chú trọng đầu tư, hiện đại hoá công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
  • C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các công ty lớn có kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn vừa phát triển các công ty nhỏ, truyền thống.
  • D. Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp luyện kim Nhật Bản.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về đặc điểm chung ngành nông nghiệp Nhật Bản.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

B

A

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

* Đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp luyện kim Nhật Bản:

  • Ngành công nghiệp luyện kim của Nhật Bản chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
  • Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại. 
  • Nhật Bản là nước xuất khẩu thép đứng thứ 2 thế giới.
  • Phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a,…

Câu 2 (2 điểm):

* Đặc điểm chung ngành nông nghiệp Nhật Bản:

  • Ngành nông nghiệp của Nhật Bản thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP (năm 2020).
  • Diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
  • Nền nông nghiệp hiện đại hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm cao.
  • Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác