Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 2: Thiên Trường vãn vọng ( Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) Trần Nhân Tông

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:“Thiên Trường vãn vọng” có nghĩa là gì?

  • A. Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà.
  • B. Dạo chơi Thiên Trường trong buổi chiều tà.
  • C. Buổi chiều ở phủ Thiên Trường.
  • D. Xa ngắm phủ Thiên Trường.

Câu 2:  Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của nhà Trần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?

  • A. Hà Nội.
  • B. Hồ Chí Minh.
  • C. Nam Định.
  • D. Hà Nam.

Câu 4:  Nỗi buồn xót xa và nỗi lòng thầm kín của tác giả được thể hiện qua chi tiết nào?

  • A. Âm thanh “sáo vắng”.
  • B. Hình ảnh “chú bé mục đồng”.
  • C. Khung cảnh “đàn trâu trở về”.
  • D. Cảnh “đàn có trắng từng đôi liệng xuống đồng”.

Câu 5: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong bài thơ?

  • A.  Tả cảnh ngụ tình.
  • B.  Bút pháp điểm nhãn, lấy động tả tĩnh.
  • C.  Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
  • D.  Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 6: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê?

  • A. Tác giả là một vị vua anh minh, lỗi lạc.
  • B. Tác giả là một vị vua có tâm hồn thi sĩ. Cảnh tượng được miêu tả một cách gần gũi và chân thực chứng tỏ nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu thương muôn dân và sự thanh bình.
  • C. Tác giả là một vị vua hết mình vì dân chúng và rất yêu quê hương, đất nước.
  • D. Đáp án A,B đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm): Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Câu 2 (2.5 điểm): Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

C

A

B

B

2. Tự luận

Câu 1.

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi hoàng hôn.

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:

+ Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”. “Khói” ở đây có thể là làn sương mỏng nhẹ buông xuống lúc hoàng hôn; cũng có thể là sương pha cùng khói lam chiều tỏa ra từ những mái rạ trong thôn.

+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô hình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.

Câu 2.

Những khoảng không gian trong bài bao gồm:

– Không gian trải rộng, từ xa đến gần: nhan đề “vãn vọng” (trông xa), hình ảnh “sau

thôn, trước thôn, từ toàn cảnh đến cận cảnh.

– Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trâu về hết”.

– Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác