Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 2: Thu điếu ( Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tên gọi khác của Nguyễn Khuyến là gì?

  • A. Tam Nguyên Yên Đổ.

  • B. Chế Lan Viên.

  • C. Nguyễn Thứ Lễ.

  • D. Nguyễn Trương Thiên Lí.

Câu 2:  Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là:

  • A. Màu vàng úa
  • B. Màu xanh ngắt
  • C. Màu trắng toát
  • D. Màu đỏ

Câu 3: “Thu điếu” được Nguyễn Khuyến sáng tác trong khoảng thời gian nào?

  • A. Khi Nguyễn Khuyến đang làm quan.

  • B. Khi Nguyễn Khuyến đang ở ẩn tại quê nhà.

  • C. Khi Nguyễn Khuyến đang ở quê ngoại.

  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4:  Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ là?

  • A. Dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng.

  • B. Tăng tiến.

  • C. Hình ảnh ước lệ tượng trưng.

  • D.Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” có tác dụng gì?

  • A. Nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ.

  • B. Diễn tả tốc độ rơi của lá.

  • C. Diễn tả màu sắc của lá mùa thu.

  • D. Diễn tả sự trôi nhanh của thời gian.

Câu 6: Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến những xúc cảm gì?

  • A. Niềm tự hào dân tộc qua từng câu chữ.

  • B. Tình yêu quê hương thiết tha.

  • C. Một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

  • D. Đáp án B,C đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Câu 2 (2 điểm): Giải nghĩa hai câu thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

B

A

A

C

2. Tự luận

Câu 1.

- Nhan đề có ý nghĩa là tác giả đi câu cá vào mùa thu.

- Nhan đề “Mùa thu câu cá” có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề: không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

Câu 2.

Các cách hiểu có thể có:

– Tì tay vào đầu gối buông cần đã lâu mà chẳng câu được gì. Liền lúc đó nghe có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo.

– Khó mà ngồi mãi trong tư thế tựa gối buông cần...

– Muốn ngồi tựa gối buông cần lâu một chút cũng không được vì có tiếng con cá nào đớp mồi động dưới chân bèo (người ngồi câu không thiết gì đến cá, chỉ thích được yên tĩnh mà suy tư, không muốn dòng suy tư bị đứt đoạn).

Các cách giải thích nêu trên đều có thể chấp nhận được do chúng không hoàn toàn loại trừ nhau. Riêng với câu "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" không thể hiểu theo nghĩa cá “đâu có đớp” (nghĩa là “không” đớp). Từ “đâu” trong câu này là đại từ phiếm chỉ chứ không phải là hư từ phủ định, nó mang nét nghĩa giống nét nghĩa của từ “đâu” trong một câu “Kiều”: "Người đâu gặp gỡ làm chi".


Bình luận

Giải bài tập những môn khác