Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác giả viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

  • A. Bộ đội đang chiến đấu
  • B. Nhân dân nơi hậu phương
  • C. Các em học sinh đang tới trường
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào?

  • A. Câu mở đầu tác phẩm.
  • B. Câu mở đầu đoạn hai.
  • C. Câu mở đầu đoạn ba.
  • D. Phần kết luận.

Câu 3: Trong tác phẩm, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong quãng thời gian nào?

  • A. Trong quá khứ.
  • B. Trong hiện tại.
  • C. Trong quá khứ và hiện tại.
  • D. Trong tương lai.

Câu 4: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản?

  • A. Tiềm tàng, kín đáo
  • B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục

Câu 5: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

  • A. Làm cho tinh thần yêu nước được đưa ra trưng bày.
  • B. Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
  • C. Ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, cha ông ta.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước là?

  • A. Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
  • B. Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • C. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

Câu 2 (2 điểm):  Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

C

C

D

D

2. Tự luận

Câu 1.

- Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Câu 2.

Để chứng minh cho nhận định này tác giả đã đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện về cuộc kháng chiến lúc đó. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác