Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 113)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa tường minh là gì?

  • A. Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, dễ nhận ra, dễ hiểu, không cần phải suy diễn
  • B. Nghĩa tường minh không dễ nhận ra và phải suy diễn mới hiểu
  • C. Là nghĩa rất dễ hiểu
  • D. Là nghĩa được diễn đạt gián tiếp nhưng dễ hiểu, không cần suy diễn

Câu 2: Sự khác nhau của nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

  • A. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì có, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì có
  • B. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì không, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì không
  • C. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì không, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì có
  • D. Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì có, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì không

Câu 3: Cách thức lĩnh hội của nghĩa hàm ẩn

  • A. Người tiếp nhận sẽ thấy luôn nghĩa trong câu
  • B. Người tiếp nhận tự nghĩ ra nghĩa
  • C. Người tiếp nhận không cần tìm cách suy ra
  • D. Người tiếp nhận phải tìm cách suy ra từ mẫu câu và từ ngữ

Câu 4: Nghĩa hàm ẩn của câu “có tật giật mình” là

  • A. Chỉ người hay bị giật mình
  • B. Chỉ người làm điều tốt giúp người khác
  • C. Chỉ người làm điều khuất tất, ắt sẽ thấy trong lòng không được thanh thản, an yên
  • D. Chỉ người đi ăn cắp

Câu 5: Tìm nghĩa của câu “lưỡi sắc hơn gươm” 

  • A. Lời nói là vũ khí rất lợi hại, nếu ta không ăn nói cẩn thận sẽ làm tổn thương người khác
  • B. Lời nói đôi khi sẽ là vũ khí giết người
  • C. Lời nói là vũ khí lợi hại mà ai cũng có 
  • D. Lời nói nhất định phải tốt đẹp thì mới mang lại hiệu quả tốt

Câu 6: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  • A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu, lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  • B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  • C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình linh như vậy

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chức năng của nghĩa hàm ẩn là gì? Lấy ví dụ.

Câu 2 (2 điểm): Có những nghĩa hàm ẩn tuỳ thuộc ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

D

C

A

A

2. Tự luận

Câu 1.

Chức năng của nghĩa hàm ẩn:

- Giúp chuyển tải nhiều điều ý nhị, kín đáo, sâu xa,…

- Làm cho giao tiếp ngôn từ được uyển chuyển, phong phú, thú vị

- Trong văn học, các nội dung, thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải thường được thể hiện dưới hình thức nghĩa hàm ẩn.

Ví dụ: 

Câu 2.

-Ví dụ: Ngày mai tôi đi Hà Nội.

- chứng minh: Có thể hiểu là: “Ngày mai tôi không gặp mặt với nhóm được”, nhưng cũng có thể hiểu: “Anh có cần gửi gì cho người thân ở Hà Nội thì tôi sẽ mang giúp cho",... Những nghĩa này tuỳ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó giữa người nói (người viết) và người nghe (người đọc).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác