Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 7:Thực hành tiếng Việt trang 48

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy loại ẩn dụ?

  • A. 1 loại.
  • B. 2 loại.
  • C. 3 loại.
  • D. 4 loại.

Câu 2: Biện pháp nói quá không được dùng trong văn bản nào?

  • A. Văn bản tự sự.
  • B. Văn bản hành chính khoa học.
  • C. Văn bản miêu tả.
  • D. Văn bản biểu cảm.

Câu 3: Trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Hoán dụ.

Câu 4: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt.

  • A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật.
  • B. Dùng từ vốn chỉ trạng thái cảm xúc, hoạt động của con người để chỉ trạng thái cảm xúc, hoạt động của sự vật.
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  • D. Dùng từ vốn chỉ tính chất của con người để chỉ tính chất của sự vật.

Câu 5: Câu ca dao sau đã so sánh cái gì với cái gì? Tác dụng của phép so sánh là gì?

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

  • A. So sánh “công cha” với “nước trong nguồn”, thể hiện công lao nuôi dạy của người cha với con cái.
  • B. So sánh “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn”, có tác dụng nhấn mạnh công ơn sinh thành, nuôi nấng to lớn của cha mẹ với mỗi người.
  • C. So sánh “nghĩa mẹ” với “núi Thái Sơn”, thể hiện công lao sinh thành, nuôi nấng của người mẹ với con cái to lớn như núi Thái Sơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Câu nào sau đây là chính xác?

  • A. Dựng nhà cần nhiều sức, đánh giặc cần nhiều người.
  • B. Dựng người cần nhiều sức, đánh giặc cần nhiều nhà.
  • C. Dựng giặc cần nhiều người, đánh nhà cần nhiều sức.
  • D. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi

“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”

(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?

Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau? Nê tác dụng.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

A

B

B

D

2. Tự luận

Câu 1.

Trong đoạn văn trên, những sự vật được nhân hóa là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.

Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.

Câu 2.

Phép so sánh 

Tác dụng: nói đến công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ là vô bờ bến. Mỗi em học sinh cần phải biết quý trọng, yêu thương và hiếu thảo với bố mẹ mình hơn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác