Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 9: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ thuộc loại văn bản gì?

  • A. Văn bản nghệ thuật.
  • B. Văn bản hành chính.
  • C. Văn bản nghị luận.
  • D. Văn bản thông tin.

Câu 2: Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?

  • A. Chủ đề và nội dung của văn bản là sự khó khăn khi phải sống chung với lũ của người dân vùng Cửu Long
  • B. Chủ đề và nội dung của văn bản là sự mạnh mẽ, kiên cường của người dân vùng Cửu Long khi sống chung với lũ
  • C. Chủ đề và nội dung của văn bản là người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ
  • D. A và B đúng

Câu 3: Thông tin trong văn bản được trình bày theo quan hệ hay trình tự nào?

  • A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  • B. Quan hệ giả thiết - thực tiễn.
  • C. Trình tự thời gian.
  • D. Trình tự mức độ quan trọng của các đối tượng, nhân tố.

Câu 4: Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ?

  • A. Để nhấn mạnh, làm nổi bật những tác động tích cực mà lũ mang lại cho đồng bào vùng châu thổ sông Cửu Long để mọi người có thể dễ dàng chấp nhận và có thái độ khác với hiện tượng lũ.
  • B. Vì lũ không có tác hại gì.
  • C. Vì tác giả không biết những tác hại của lũ gây ra.
  • D. Vì giới hạn bài viết không cho phép

Câu 5: Nguồn gốc của “những hòn đá tròn lẳn, hình ô-van, có màu xanh trắng hoặc xanh đen như đá gra-nít” là:

  • A. Ngoài bãi biển
  • B. Trong lớp đất nội đồng
  • C. Từ thượng nguồn
  • D. A và B đúng

Câu 6: Mùa nước nổi vùng châu thổ sông Cửu Long diễn ra vào thời gian nào hằng năm?

  • A. Tháng 7 đến tháng 10 dương lịch.
  • B. Tháng 8 đến tháng 11 dương lịch.
  • C. Tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.
  • D. Tháng 10 đến tháng 12 dương lịch.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định phần Sapo của bài báo “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ”

Câu 2 (2 điểm): Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

A

A

C

B

2. Tự luận

Câu 1.

Khi “lũ” không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lý mới nhận ra đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, điều mà người nông dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa đặc biệt này cái tên mùa nước nổi.

Câu 2.

Quá trình kiến tạo đồng bằng là được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm của con sông.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác